6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch, xây dựng dự toán
Dự toán thu ngân sách phải đảm bảo chi ngân sách và có tích lũy. Song song đó, dự toán chi ngân sách cần nắm chắc các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách để phân bổ cho phù hợp. Ngoài khoản chi theo định mức cần có khoản dự phòng chênh lệch trượt giá, chi bổ sung kinh phí cho những nhiệm vụ phát sinh đột xuất, cần thiết phục vụ chuyên môn mà chưa nằm trong các nhiệm vụ mà đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng. Đối với chi đầu tư phát triển, phải xác định rõ những nội dung chi trọng điểm, thứ tự ưu tiên các khoản chi, bám sát quy hoạch phát triển kinh tế của huyện. Để khắc phục những hạn chế trong công tác lập dự toán ngân sách theo khoản mục đầu
vào, cần thiết phải hướng tới và đẩy mạnh việc lập dự toán theo kết quả đầu ra. Bên cạnh đó cần thiết lập hệ thống thông tin của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Về phân bổ dự toán theo định mức cần đơn giản hóa và thay đổi vai trò của hệ thống các định mức chi tiêu. Cần xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả, công bằng, tính tương hợp trong những giới hạn nguồn lực có thể đáp ứng.
Lập dự toán NSNN là khâu đầu tiên quan trọng của quá trình quản lý ngân sách, chất lượng quản lý ngân sách phụ thuộc nhiều vào khâu lập dự toán. Bởi vì lập dự toán là việc lên kế hoạch thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu và các khoản chi đều được phải được định hình rõ nét qua dự toán NSNN, đó là yêu cầu cơ bản mà khâu lập dự toán cần phải đạt được. Với tư cách là khâu đầu tiên trong việc quản lý và sử dụng NSNN, vì vậy công tác lập dự toán NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và sử dụng ngân sách cũng như làm cho ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả.
Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác xây dựng dự toán NSNN, đòi hỏi UBND thành phố phải chỉ đạo cơ quan tài chính, đôn đốc các đơn vị tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc quản lý và sử dụng NSNN. Việc xây dựng dự toán NSNN cấp huyện phải bắt đầu từ cơ sở, từ các đơn vị trực tiếp chấp hành ngân sách, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; tránh tình trạng bỏ sót các nguồn thu trên địa bàn dù nhỏ, hoặc bỏ quên nhiệm vụ chi. Vì việc đó sẽ làm cho công tác quản lý và sử dụng NSNN thiếu chủ động, kém hiệu quả, ảnh hưởng đến năm ngân sách và các năm sau đó.
UBND thành phố, hàng năm căn cứ vào hướng dẫn và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tiến hành lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương mình, đồng thời chỉ đạo các cơ quan hữu quan thực hiện đảm bảo đúng theo quy trình sau:
Thứ nhất, Chi cục thuế thành phố lập dự toán thu NSNN và cơ sở tính toán từng nguồn thu trên địa bàn thành phố thuộc phạm vi thành phố quản lý trình UBND thành phố và Cục thuế tỉnh thống nhất thực hiện.
Thứ hai, Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc lập dự toán NSNN thành phố, phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để xây dựng dự toán hoàn chỉnh báo cáo UBND thành phố và gửi Sở Tài chính.
Thứ ba, Các cơ quan quản lý ngân sách ở địa phương cần yêu cầu các đơn vị sử dụng NSNN xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp lập dự toán thu, chi ngân sách theo Mục lục NSNN.