CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38 - 41)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

1.3.1 Nhóm yếu tố chủ quan

Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN huyện đôi khi chưa được đúng mức; lãnh đạo của một số xã, phường đơi khi cịn lơ là, chủ quan, chưa nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN, chưa hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách huyện, và chưa quản lý một cách đầy đủ toàn diện ở tất cả các khâu, ở một số nơi đơi khi cịn khống trắng cho cơng chức kế tốn.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính ở các cấp, ngành, địa phương chưa được đào tạo đúng chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn, về chất lượng và số lượng theo u cầu cơng việc. Điều này gây khó khăn trong tổ chức kế tốn, giám sát, kiểm tra và tổng hợp, phân tích đánh giá về chi NSNN ở huyện đến chất lượng quản lý công tác chi NSNN.

Một bộ phận trong cán bộ và nhân dân ở cơ sở chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ công khai ở cơ sở mà trước hết là quy chế cơng khai tài chính, nên chưa tích cực giám sát q trình thực hiện quy chế này trong cơng tác quản lý tài chính xã.

1.3.2. Nhóm yếu tố khách quan

1.3.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

NSNN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế - xã hội, do vậy nó ln chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:

- Về kinh tế: Như ta đã biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính

và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong q trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm,

giữ vai trị trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì vai trị của NSNN càng ngày càng được nâng cao, thơng qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bố nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hai yếu tố này luôn vận động trong mối quan hệ hữu cơ.

- Về xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định, sự ổn định về

chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng các nguồn lực tài chính.

1.3.2.2 Chính sách và thể chế kinh tế

Chính sách KT-XH và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính phủ đã liên tục thực hiện cách chính sách kinh tế mở “Đa phương hóa, đa diện hóa” đi đơi với hồn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vượt bậc và đã đưa kinh tế Việt Nam từ nằm trong nhóm các nước nghèo nhất sang các nước có thu nhập trung bình của thế giới. Theo đó nguồn lực gia tăng, chính sách tài khóa phát huy được hiệu lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững.

1.3.2.3 Cơ chế quản lý NSNN

Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phịng, nâng cao quyền tự quyết của ngân sách cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống ngân sách quốc gia.

Trong những năm qua, việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý ngân sách, đã đem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả quan trọng trong quản lý hệ

thống ngân sách Quốc gia. Nhờ đó nguồn thu ngân sách khơng ngừng tăng lên, đầu tư cơng ngày càng có vị thế, NSNN từng bước đi vào thế cân đối tích cực, trong q trình phát triển kinh tế theo xu thế hội nhập quốc tế.

1.3.2.4 Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn tài chính

Hệ thống các chính sách trích thưởng thu vượt kế hoạch vào ngân sách các cấp NSĐP, quyền chi phối kết dư ngân sách cuối năm và sử dụng quỹ tài chính, quỹ dự phịng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng của địa phương. Đây là động lực rất quan trọng cho mở rộng nguồn thu, tăng thu ngân sách và đảm bảo cân đối bền vững của hệ thống ngân sách quốc gia.

1.3.2.5 Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống NSNN

Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ có hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống nhằm khuyến khích chính quyền cấp huyện phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của địa phương mình trong phát triển KT-XH trên địa bàn.

- Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi của ngân sách.

- Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT-XH ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm tạo và nâng cao tính tự chủ của từng địa phương với mục tiêu tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối.

- Phân cấp là phân định nhiệm vụ thu, chi giữa các cấp ngân sách góp phần khuyến khích chính quyền cấp huyện và xã thường xuyên quan tâm đến việc chăm lo bồi dưỡng, khai thác triệt để các nguồn thu để đáp ứng một cách

tốt nhất nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho NSNN hoặc phấn đấu giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên, góp phần giảm bội chi NSNN, đẩy lùi lạm phát ngân sách.

- Phân cấp quản lý ngân sách đúng đắn và hợp lý không chỉ tăng được tính chủ động, tự chủ của địa phương, đảm bảo tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền địa phương mà cịn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước, cho phép quản lý và kế hoạch tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn.

1.3.2.6 Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN

Trong xu thế phát triển khoa học công nghệ của thời đại mới, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nên việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin đã tạo sự kết nối tích hợp các thơng tin theo yêu cầu quản lý, qua đó đem lại nhiều lợi ích thiết thực trong cơng tác quản lý NSNN. Vì vậy để thực hiện tốt công tác quản lý NSNN cần phải xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thơng tin và nâng cao trình độ ứng dụng cơng nghệ trong quản lý ngân sách.

Qua những nhân tố đã nêu trên, ta thấy công tác quản lý ngân sách huyện chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, với mức độ khác nhau. Điều cơ bản là thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố có thể lựa chọn giải pháp thích hợp nhằm đạt mục tiêu quản lý ngân sách huyện được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38 - 41)

w