6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP
HUYỆN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC
1.4.1. Một số kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi
Dưới sự lãnh đạo sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, trong những năm qua, thành phố Quảng Ngãi đã đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý thu ngân sách. Thành phố đã luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo
nguồn lực tài chính để thành phố hoàn thành nhiệm vụ kinh tế chính trị Tỉnh giao hàng năm.
1.4.1.1 Công tác quản lý thu thuế
- Công tác quản lý thu thuế được thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Chi cục thuế thành phố đã thường xuyên, kịp thời tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, tập trung vào việc đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu được giao, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ trong công tác thuế, trong đó tập trung vào việc chống thất thu, sót hộ, gian lận thương mại, không chấp hành các quy định của pháp luật về thu ngân sách, nợ đọng dây dưa về thuế. Đồng thời đề ra các giải pháp quản lý các khoản thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Công tác phối hợp: Chi cục Thuế đã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố tham mưu cho UBND thành phố giao kế hoạch pháp lệnh cho các xã, phường và các đơn vị sự nghiệp; tham mưu UBND thành phố chỉ đạo công tác ủy nhiệm thu thuế trên địa bàn thành phố và đã tiến hành ký hợp đồng ủy nhiệm thu thuế đối với UBND các xã, phường từng năm. Nội bộ đơn vị cũng đã tiến hành phân bổ và giao chi tiêu thu cho các tổ đội để có cơ sở xây dựng và thực hiện phương án thu ngay từ đầu năm theo đúng quy trình.
- Công tác chống thất thu: Chi Cục thuế thành phố chủ động Triển khai thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu nộp ngân sách Nhà nước hàng năm góp phần thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đối với khu vực cá thể, Chi cục thuế thành phố cùng với các xã, phường, Ban quản lý các chợ đã tăng cường quản lý hộ, nắm nguồn thu mới phát sinh. Một thực tế cho thấy việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
thông thoáng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh nhất là hộ cá thể.
- Công tác thu hồi nợ đọng: Chi cục Thuế thành phố đã phối hợp các ngành chức năng tiến hành ra thông báo cưỡng chế thông qua tài khoản tiền gửi ở ngân hàng. Ngoài ra để khắc phục tình trạng thất thu thuế nói trên chi cục thuế đã tổ chức quản lý thu theo định mức chủ yếu của từng loại hình SXKD, cách làm này đã mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra Chi cục thuế thành phố luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển dần sang hình thức tự khai tự nộp, đây là biện pháp quan trọng để một mặt chống thất thu, vi phạm luật thuế, mặt khác để chấn chỉnh uốn nắn cho các doanh nghiệp trong công tác ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định.
1.4.1.2 Công tác quản lý thu phí, lệ phí
Chi cục thuế thành phố cũng đã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ và quyết toán thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị. Công tác ghi thu ghi chi các khoản phí, lệ phí được để lại quản lý chi qua ngân sách được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Bênh cạnh đó, công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kế, quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên và quản lý sử dụng ngân sách chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn.
1.4.1.3 Công tác quản lý chi NSNN
UBND thành phố đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Luật NSNN, các Thông tư, Hướng dẫn của Bộ Tài chính về phân cấp quản lý chi ngân sách, chế độ kiểm soát, cấp phát các khoản chi qua KBNN như:
- Chi đầu tư phát triển: Thành phố đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát
trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư.
+ Xác định đúng đắn sự cần thiết phải đầu tư đối với các dự án, công trình để có quyết định đầu tư chính xác, phù hợp với điều kiện và khả năng của ngân sách.
+ Nâng cao chất lượng công tác tư vấn, lập dự án, lập thiết kế dự toán, thi công, giám sát công trình; chất lượng công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế tổng dự toán,…
+ Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, tiến hành xử phạt hợp đồng đối với các nhà thầu thi công làm ăn gian đối không đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với các chủ đầu tư và các bên có liên quan trong quản lý chất lượng công trình.
- Chi thường xuyên:
+ Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN ban hành cũng như nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương mình. Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN.
+ Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN; việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm; từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi của Kho bạc chặt chẽ hơn; công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán được thực hiện chặt chẽ.