Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 83)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thế hóa.

- Một số chế độ chi, định mức ngân sách để làm căn cứ chỉ tiêu và kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng ngân sách đôi lúc chưa kịp thời, đồng bộ.

- Ảnh hưởng suy thoái kinh tế, tình hình dịch bệnh COVID-19, nên tổng thu cân đối không đạt kế hoạch giao đầu năm. Theo quy định giảm thu thì giảm chi tương ứng, do vậy trong công tác điều hành chi ngân sách theo dự toán được giao gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng một số nhiệm vụ phát sinh đột xuất trên địa bàn, trong đó chủ yếu là chi đầu tư phát triển (năm 2020 chỉ đạt 45,52% kế hoạch).

- Các chính sách, các quy định của nhà nước còn có những bất cập, đặt biệt trong việc lập, quyết định và phân bổ ngân sách, như: phân bổ ngân sách cấp dưới phải phù hợp với ngân sách cấp trên theo từng lĩnh vực và khi tổng hợp chung phải đảm bảo định mức do HĐND thông qua.

- Các nguồn thu còn ít, không chủ động về ngân sách. Trong khi đó nhu cầu chi rất lớn.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ năng lực của một số ít cán bộ quản lý ngân sách nhà nước chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ mới; công tác kiểm tra, quản lý ngân sách cấp xã và một số đơn vị sự nghiệp công lập chưa được thực hiện thường xuyên kịp thời.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của UBND thành phố có lúc chưa kịp thời; sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành chưa thường xuyên, thông thường chỉ quan tâm chỉ đạo khi việc thu ngân sách đạt thấp so với cùng kỳ, so với kế hoạch.

- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc quản lý thu, chi ngân sách chưa thực sự chặt chẽ trong việc quản lý ngân sách.

- Quản lý ngân sách còn thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong việc xử lý vi phạm chính sách chế độ, vẫn còn việc chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả, đặc biệt trong việc chi đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản công.

- Việc công khai tài chính chỉ mang tính hình thức, qua loa và chưa thật sự thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nhưng cũng không có sự nhắc nhở, xử lý.

- Hội đồng nhân dân thành phố chưa thực sự làm tốt công tác giám sát đối với NSNN, một số báo cáo về công tác tài chính do UBND thành phố trình HĐND thành phố xem xét, phê duyệt theo sự đã rồi, số liệu của UBND thành phố trình thường thay đổi vào giờ chót, gây khó khăn cho việc thẩm tra, giám sát của HĐND thành phố.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tác giả đã giới thiệu cơ bản về các đặc điểm, điều kiện, kinh tế, tự nhiên và xã hội của thành phố Hà Tiên. Nội dung chính là phân tích quy trình quản lý NSNN tại thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang bao gồm các bước lập dự toán thu, dự toán chi NSNN, phân tích thực trạng quản lý NSNN, cũng như công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý NSNN.

Từ việc phân tích trên, tác giả đã rút ra được các ưu điểm, cũng như hạn chế trong công tác quản lý NSNN (lập dự toán, thực trạng cũng như thanh kiểm tra), làm căn cứ để đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

3.1.1 Phương hướng

Cấp huyện là một đơn vị hình thành nên NSNN. Do vậy NSNN cấp huyện phải luôn luôn không ngừng cải cách đổi mới nhằm góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân. Để đạt được mục tiêu đó, công tác quản lý NSNN cần phải được hoàn thiện theo những định hướng sau:

Thứ nhất, thực hiện đổi mới NSNN, cụ thể hóa chính sách tài chính, tăng cường pháp chế trong quản lý NSNN, cụ thể là:

- Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới NSNN theo định hướng của Đảng và Nhà nước là: phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, liên kết đầu tư phát triển, ra sức tiết kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa.

- Nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống pháp luật tài chính đảm bảo phát huy vai trò kiểm tra, giám sát NSNN nhằm tăng cường trật tự kỷ cương tài chính, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản, tiền vốn của nhà nước và nhân dân.

- Chấp hành nghiêm các quy định của Luật NSNN ở tất cả các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách, trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, phân cấp và điều hành quản lý đến việc thực hiện thanh toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán NSNN, đổi mới cơ cấu ngân sách cấp huyện nhằm tăng tính chủ động trong quản lý và sử dụng NSNN, thực hiện thu, chi ngân sách theo đúng quy định.

Thứ hai, huy động và tận dụng tối đa mọi nguồn lực xã hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, tăng cường tiềm lực tài chính địa phương. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn, như khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín dụng để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của mọi thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện các chính sách động viên khuyến khích nhằm khai thác các nguồn thu thông qua thuế, phí và lệ phí từ tất cả các khu vực; nuôi dưỡng và bồi dưỡng các nguồn thu NSNN.

Mặt khác, thực hiện phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả, chú trọng cho đầu tư xây dựng cơ bản, kết hợp với phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời động viên được mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá một số nội dung chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế xã hội, từng bước góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng dần chất lượng giáo dục, chấp lượng y tế phục vụ công đồng ngày càng tốt hơn.

Thứ ba, tăng cường công tác chống thất thu thuế, nhằm tăng thu ngân sách, tạo nguồn thu ổn định vững chắc cho NSNN. Có các chính sách tài chính nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tăng khả năng tích luỹ để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ổn định và tăng trưởng nguồn thu cho ngân sách.

Thứ tư, nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước các cấp. Từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính ở xã, phường, đảm bảo bộ máy quản lý tài chính đủ năng lực, trình độ để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong thời kỳ mới; cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức trong hệ thống quản lý và sử dụng NSNN.

3.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm

Mục tiêu của thành phố Hà Tiên trong những năm tới đối với công tác quản lý ngân sách trên địa bàn là: tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát để nâng cao hiệu quả thu, chi NSNN. Để thực hiện được điều này, thành phố sẽ tập trung hướng vào những việc trọng tâm, trọng điểm mà trước hết là phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành; tham mưu tích cực với thành ủy, HĐND, UBND thành phố để có những biện pháp, giải pháp cụ thể, kịp thời và hữu hiệu; đẩy mạnh công tác thu ngân sách.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra, thanh tra để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh trên địa bàn vào NSNN; điều hành chi NSNN theo đúng tiến độ thu, tăng cường công tác quản lý, giám sát chi ngân sách ở các cấp, các ngành, đảm bảo các khoản chi NSNN có trọng tâm, trọng điểm, đúng dự toán, đúng chế độ định mức, tiết kiệm có hiệu quả, quyết tâm phấn đấu hoàn thành dự toán NSNN hàng năm, tạo tiền đề, cơ sở cho việc xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm sau. Ngoài ra, phải thường xuyên chăm lo củng cố, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ tài chính, kế toán trong phạm vi toàn thành phố đáp ứng tốt yêu cầu trong tình hình mới.

Năm 2021 là năm đầu giai đoạn 2021-2025, do vậy thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Tiên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đánh giá một số kết quả, thành tự đạt được trong nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu và các khâu đột phá trong giai đoạn 2020 - 2025 như sau [11]:

3.1.2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu

(1) Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu theo giá hiện hành đến năm 2025 tăng bình quân hàng năm 5,76%.

(2) Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 7,82%; lượng khách tham quan du lịch 15 triệu lượt người.

(3) Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 4.372 tỷ đồng; huy động vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2025 đạt trên 8.869 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 5.114 tỷ đồng.

(4) Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi đạt trên 98%; trẻ từ 6-14 tuổi đi học đạt 98%; duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng các trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn trước, phấn đấu 61% trở lên trường đạt chuẩn Quốc gia.

(5) Xây dựng, nâng cấp Trung tâm y tế thành phố đạt hạng II; duy trì 100% trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia; phấn đấu có từ 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

(6) Phấn đấu có 2/2 xã đạt danh hiệu “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, 5/5 phường đạt danh hiệu “phường đạt chuẩn văn minh đô thị”.

(7) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có chứng chỉ, bằng cấp đạt 50%; hàng năm giải quyết việc làm trên 1.000 người.

(8) Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1 đến 1,5%/năm; phấn đấu duy trì tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2025 còn 1%, trong đó hộ dân tộc thiểu số còn 8% theo tiêu chí hiện hành.

(9) Đến năm 2025 phấn đấu thu gom, xử lý rác thải khu vực đô thị 100%, khu vực nông thôn trên 70%.

(10) Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,20%; tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 99,76%.

(11) Xây dựng xã Thuận Yên và xã Tiên Hải theo tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

(12) Công tác tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu.

(13) Hàng năm có 90% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; phấn đấu trong nhiệm kỳ kết nạp được 300 đảng viên trở lên.

(14) Tỷ lệ tập hợp quần chúng vào hội đoàn thể đạt từ 60% trở lên.

3.1.2.2 Các khâu đột phá

Xuất phát từ đặc điểm tình hình của thành phố và những mặt còn hạn chế trong nhiệm kỳ qua, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố Hà Tiên đạt đô thị loại II, Đảng bộ xác định các khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện, cụ thể như sau:

(1) Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư mạnh mẽ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ.

(2) Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các dịch vụ công, quản lý xã hội, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

(3) Tiếp tục nâng cao, phát triển nguồn nhân lực.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ TIÊN NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ TIÊN

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch, xây dựng dự toán

Dự toán thu ngân sách phải đảm bảo chi ngân sách và có tích lũy. Song song đó, dự toán chi ngân sách cần nắm chắc các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách để phân bổ cho phù hợp. Ngoài khoản chi theo định mức cần có khoản dự phòng chênh lệch trượt giá, chi bổ sung kinh phí cho những nhiệm vụ phát sinh đột xuất, cần thiết phục vụ chuyên môn mà chưa nằm trong các nhiệm vụ mà đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng. Đối với chi đầu tư phát triển, phải xác định rõ những nội dung chi trọng điểm, thứ tự ưu tiên các khoản chi, bám sát quy hoạch phát triển kinh tế của huyện. Để khắc phục những hạn chế trong công tác lập dự toán ngân sách theo khoản mục đầu

vào, cần thiết phải hướng tới và đẩy mạnh việc lập dự toán theo kết quả đầu ra. Bên cạnh đó cần thiết lập hệ thống thông tin của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Về phân bổ dự toán theo định mức cần đơn giản hóa và thay đổi vai trò của hệ thống các định mức chi tiêu. Cần xây dựng các chỉ tiêu về hiệu quả, công bằng, tính tương hợp trong những giới hạn nguồn lực có thể đáp ứng.

Lập dự toán NSNN là khâu đầu tiên quan trọng của quá trình quản lý ngân sách, chất lượng quản lý ngân sách phụ thuộc nhiều vào khâu lập dự toán. Bởi vì lập dự toán là việc lên kế hoạch thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu và các khoản chi đều được phải được định hình rõ nét qua dự toán NSNN, đó là yêu cầu cơ bản mà khâu lập dự toán cần phải đạt được. Với tư cách là khâu đầu tiên trong việc quản lý và sử dụng NSNN, vì vậy công tác lập dự toán NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và sử dụng ngân sách cũng như làm cho ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả.

Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác xây dựng dự toán NSNN, đòi hỏi UBND thành phố phải chỉ đạo cơ quan tài chính, đôn đốc các đơn vị tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc quản lý và sử dụng NSNN. Việc xây dựng dự toán NSNN cấp huyện phải bắt đầu từ cơ sở, từ các đơn vị trực tiếp chấp hành ngân sách, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; tránh tình trạng bỏ sót các nguồn thu trên địa bàn dù nhỏ, hoặc bỏ quên nhiệm vụ chi. Vì việc đó sẽ làm cho công tác quản lý và sử dụng NSNN thiếu chủ động, kém hiệu quả, ảnh hưởng đến năm ngân sách và các năm sau đó.

UBND thành phố, hàng năm căn cứ vào hướng dẫn và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tiến hành lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương mình, đồng thời chỉ đạo các cơ quan hữu quan thực hiện đảm bảo đúng theo quy trình sau:

Thứ nhất, Chi cục thuế thành phố lập dự toán thu NSNN và cơ sở tính toán từng nguồn thu trên địa bàn thành phố thuộc phạm vi thành phố quản lý trình UBND thành phố và Cục thuế tỉnh thống nhất thực hiện.

Thứ hai, Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc lập dự toán NSNN thành phố, phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan để xây dựng dự toán hoàn chỉnh báo cáo UBND thành phố và gửi Sở Tài chính.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w