Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại Quận Cẩm Lệ, thành phố

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 45 - 49)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP

1.4.2 Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước tại Quận Cẩm Lệ, thành phố

Đà Nẵng

Quận Cẩm Lệ là một quận của thành phố Đà Nẵng, được thành lập theo Nghị định 102/NĐ-CP ngày 05/8/2005 của Chính phủ, trên cơ sở phường Khuê Trung của quận Hải Châu và 03 xã Hoà Thọ, Hoà Phát, Hoà Xuân của huyện Hoà Vang để lập thành 06 phường: Kh Trung, Hồ Thọ Đơng, Hồ Thọ Tây, Hoà Phát, Hoà An và Hồ Xn thuộc Quận Cẩm Lệ với diện tích tự nhiên là 3.375 ha, dân số khoảng 90.000 dân, mật độ trung bình khoảng 2.700 người/km2. Với vị trí là cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Đà Nẵng, Quận có nhiều dự án đã và đang triển khai, hệ thống giao thông từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ và thường xuyên được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT-XH. Thành phố cũng đã luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị tạo cơ sở nền tảng cho việc phát triển KT-XH theo đúng định hướng, chiến lược đã đề ra.

Mặc dù là Quận thành lập sau các Quận khác, nhưng thu NSNN trên địa bàn liên tiếp đạt và vượt dự toán thành phố giao, năm sau cao hơn năm trước. Nguồn chi ngân sách đảm bảo đáp ứng cho các chương trình trọng điểm.

Về cơ bản có thể thấy nguồn thu của Quận tương đối ổn định, tuy nhiên cơ cấu nguồn thu chưa thật sự vững chắc, còn phụ thuộc vào phân cấp của thành phố. Đồng thời, hằng năm phải nhận bổ sung từ cấp trên mới đảm bảo các nhiệm vụ chi ở địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là do Quận mới thành lập, cơng tác thực hiện phân cấp nguồn thu cịn hạn chế, mặt khác cơ cấu kinh tế trên địa bàn chưa được vững chắc, các thành phần kinh tế chỉ mới nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo.

Về chi NSNN, cơ bản Quận đã đáp ứng được các hoạt động của mình, bố trí chi ngân sách theo đúng yêu cầu định mức và phân cấp. Theo đó, chi đầu tư trong những năm qua được tập trung vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở

hạ tầng chỉnh trang đơ thị, đầu tư cho giáo dục,… Ngồi ra, cịn bố trí để thực hiện các chương trình giao thơng ngõ, ngách, điện chiếu sáng,… Mặc dù nguồn vốn chi đầu tư phát triển theo phân cấp hạn hẹp, song quận cũng tìm mọi biện pháp để tranh thủ thêm vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau như tăng thu bổ sung có mục tiêu cho các cơng trình cấp bách cũng như đề xuất kiến nghị với thành phố cho cơ chế trong việc bổ sung thêm vốn đầu tư cho việc phát triển KT-XH trên địa bàn.

Chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của địa phương. Ngoài các khoản chi thường xuyên, ngân sách Quận đã dần đáp ứng được một số nhu cầu có tính đột xuất khác. Việc chấp hành dự tốn chi đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm; từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, cơng tác kiểm sốt chi của KBNN ngày càng chặt chẽ hơn. Các đơn vị thực hiện giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, hiệu quả hoạt động, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ công tác đã được nâng lên một bước.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý các khoản chi ngân sách của quận cịn mang tính sự vụ, nhất là đối với những khoản kinh phí sự nghiệp, chưa có sự giao quyền tự chủ cho các đơn vị mà thường mang tính sự vụ. Kinh phí chỉ được xét duyệt và cấp phát theo từng lần phát sinh công việc, quyền tự chủ của đơn vị thực hiện bị hạn chế, dẫn đến cơ chế xin cho, làm cho hiệu quả sử dụng kinh phí bị thấp.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang trong quản lý ngân sách nhà nước

Qua nghiên cứu công tác quản lý thu chi ngân sách ở hai địa phương trên, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Hầu hết các địa phương đều tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu được cho ngân sách về thuế, chống thất thu sót hộ kinh doanh, đồng thời tăng cường trách nhiệm và phát huy vai trò của các xã, phường trong công tác phối hợp thực hiện thu NSNN.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, sự giám sát của HĐND và sự điều hành của UBND các cấp trong công tác quản lý ngân sách của địa phương.

- Trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách đảm bảo sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả và chống lãng phí.

- Đẩy mạnh thực hiện việc khốn chi cơng việc theo biên chế được giao theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước [7]; Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công [8] và Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị nghiệp công lập [9], coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời góp phần tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho cán bộ, cơng chức, viên chức.

- Quản lý NSNN có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý NSNN theo đúng quy định.

- Chủ động khảo sát, nắm tình hình, phát huy thế mạnh của địa phương để khai thác tốt các nguồn thu NSNN. Có kế hoạch cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm ngân sách đối với các khoản thu từ quỹ đất sách (thu tiền sử dụng đất) để tăng tích lũy chi đầu tư XDCB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề như: Cơ sở lý luận về NSNN cấp quận, huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là cấp huyện); trình bày khái niệm về ngân sách nhà nước, vai trò và sự cần thiết của việc quản lý ngân sách nhà nước tại ủy ban nhân dân cấp huyện; trình bày nội dung quản lý ngân sách cấp huyện, thực hiện đồng bộ và hệ thống tất cả các hoạt động của các khâu: lập, phân bổ, chấp hành, quyết toán, thanh tra, kiểm tra,...và nhận định, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý NSNN cấp huyện trong q trình thực hiện, điều hành thu chi ngân sách nhà nước.

Song song đó, tác giả có nghiên cứu và rút ra được một số cách làm trong việc quản lý NSNN của một số huyện bạn như: Kinh nghiệm quản lý NSNN tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi; Kinh nghiệm quản lý NSNN tại Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, từ đó củng cố thêm hệ thống lý luận và rút ra những bài học kinh nghiệm cho địa phương.

Đây cũng chính là tư tưởng xuyên suốt của luận văn, phân tích thực trạng về cơng tác quản lý NSNN của địa phương trong chương 2 và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới ở chương 3 luận văn này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NSNN

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 45 - 49)

w