6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra
Mục đích của việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt là nhằm phịng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục, phát huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế và các cá nhân. Đây là nhân tố có tác động và ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả của công tác quản lý ngân sách.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực tài chính của các cơ quan, đơn vị dự tốn ngân sách huyện và UBND các xã, thị trấn được Phịng Tài chính - Kế hoạch thực hiện thơng qua việc kiểm tra báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm theo quy định tại Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thơng báo và tổng hợp quyết tốn năm [4] (thay thế Thơng tư 01/2007 ngày 02/01/2017 của Bộ Tài chính) đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách hỗ trợ và ngân sách các cấp hoặc do Thanh tra Nhà nước tổ chức thanh tra theo chuyên đề hàng năm hoặc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Nếu phát hiện sai phạm thì lập biên bản các hành vi vi phạm hành chính, xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính đồng thời kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính phải tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, cơng khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra. Nội dung thanh tra, kiểm tra là kiểm soát kế toán và kiểm tra tn thủ các chế độ chính sách. Cơng tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý NSNN huyện do cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện như: HĐND, UBND, Thanh tra Nhà nước và Phịng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi và quản lý nhà nước.
Cơ quan kiểm toán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện việc kiểm tốn, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của các số liệu, báo cáo quyết toán ngân sách các cấp và các đơn vị dự toán. Kết quả kiểm tốn được báo cáo trước Chính phủ và Quốc hội.