GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VNPT vĩnh long (Trang 82)

- Phần mở đầu

3.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ

3.4.1. Nâng cao ý thức về VHDN cho các thành viên

VHDN không phải là kết quả của riêng người lãnh đạo mà phải do tập thể người lao động tạo nên. Chính vì vậy, quá trình phát triển VHDN này có thể thành công khi có sự đóng góp tích cực của mọi thành viên trong đơn vị.

Làm sao CBCNV đơn vị nhận thức tầm quan trọng văn hóa doanh nghiệp của VNPT: cảm nhận văn hóa doanh nghiệp không phải là vấn đề xa lạ, là những điều hằng ngày thực tế gần gũi mỗi cá nhân đã góp phần chung tay xây dựng giữ gìn những giá trị văn hóa của VNPT.

Tổ chức truyền thông, tham luận, trao đổi, góp ý kiến văn hóa doanh nghiệp của VNPT tại đơn vị trong CBCNV vào tháng 7,8 hằng năm nhân kỷ niệm ngày thành lập ngành 15/8.

Thái độ với công việc luôn nêu cao tinh thần tự giác trách nhiệm khoa học chuyên nghiệp, tuân thủ theo các qui định, qui trình nghiệp vụ có thể có nhiều cách để thu hút mọi người lao động quan tâm đến VHDN như các lớp huấn luyện về VHDN với mọi thành viên mới của đơn vị, lưu truyền tài liệu, trang web và thường xuyên trưng cầu ý kiến nhân viên khi cần đổi mới VHDN... VNPT Vĩnh Long cần xây dựng kế hoạch triển khai sổ tay văn hóa doanh nghiệp, triển khai thực hiện nhằm quán triệt nhân viên trở thành thành viên của tập thể, nhận biết được mối liên hệ với nhau và học tập tiêu chuẩn hành động trong đơn vị, từ đó gắn kết họ trong một nền VHDN chung.

3.4.2. Kết hợp truyền thống và hiện đại trong phát triển VHDN

Phát triển VHDN là một quá trình lâu dài, VNPT Vĩnh Long có những cách thức riêng nhằm tạo nên một nền văn hóa với những nét đặc thù độc đáo. Tuy vậy, dù là nền văn hóa như thế nào đi nữa thì cũng cần hai đặc điểm sau: Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (để bảo đảm tính bền vững), có khả năng thích nghi và hội nhập với môi trường kinh doanh khu vực và thế giới (đảm bảo tính linh hoạt).

Để có thể xây dựng một nền văn hóa bền vững vì con người trong doanh nghiệp thì VNPT Vĩnh Long không thể bỏ qua yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc, vốn là “những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước”. Có thể nhận dạng một số bản sắc văn hóa dân tộc trong tính cách con người Việt Nam như: lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo lao

động ...

3.4.3. Tăng cường đầu tư vật chất cho phát triển VHDN

Để từng thành viên thấm nhuần được tinh thần của những văn bản, triết lý hay khẩu hiệu chung của đơn vị thì việc “nhắc nhở, làm gương” của người lãnh đạo cũng chỉ là một cách thức. Cách thức khác hữu hiệu không kém là gắn những văn bản, triết lý... với hoạt động hội hè, vui chơi giải trí của nhân viên, chế độ lương thưởng, đồng phục, trang thiết bị làm việc, những nghi thức trong đơn vị... Đó là những yếu tố thuộc về lớp bề nổi của VHDN và rất dễ cảm nhận vì tính hữu hình của chúng.

Tăng cường đầu tư cho văn hóa là việc làm rất cần thiết đối với VNPT Vĩnh Long, bởi vì con người lao động và cống hiến nhiều khi không chỉ vì lợi ích vật chất mà còn vì những yếu tố tinh thần thôi thúc họ, vì tình cảm gắn bó với đơn vị. Để tạo ra những động lực phi vật chất đó thì nhất thiết VNPT Vĩnh Long cần phải có một nền văn hóa mạnh. Người lãnh đạo đơn vị cần có ý thức coi đây là những đầu tư cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp, không chỉ nên chú trọng đến kết quả kinh doanh và coi những chi tiêu về văn hóa cho người lao động là phù phiếm và tốn kém, vì đây chính là chất keo để gắn kết người lao động với đơn vị, tạo nền móng cho sự phát triển lâu bền trong đơn vị.

3.5. KIẾN NGHỊ

3.5.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Dưới đây là một số kiến nghị đến các cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Long, Cục thuế Vĩnh Long … tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các chính sách về tổ chức, quản lý và điều hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên cho việc phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, cần tạo thêm môi trường pháp lý ổn định và công bằng hơn để các doanh nghiệp trong ngành phát triển sản xuất kinh doanh và phát triển VHDN.

Đảm bảo sự minh bạch, công khai của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính cho doanh nghiệp, giám sát trách nhiệm của doanh

nghiệp đối với người lao động, khách hàng và xã hội.

VHDN chỉ có thể hình thành, phát triển và phát huy tác dụng khi mà các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, khơi dậy tinh thần kinh doanh, hăng hái tham gia vào sản xuất, làm giàu cho đơn vị và cho đất nước, tuân thủ đúng các quy định của luật pháp, ngăn chặn những hành vi làm ăn phi pháp, lợi dụng các quan hệ không lành mạnh để kiếm lời. Để làm được điều này, cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, xóa bỏ những thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp để tránh các hành vi tiêu cực.

Một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN là sự thiếu hiểu biết về những thông tin chính xác, có hệ thống về vấn đề VHDN. Vì thế, cơ quan quản lý Nhà nước cần cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn và đào tạo cho doanh nghiệp kiến thức, kỹ năng về phát triển VHDN. Cần có những chương trình, các buổi hội thảo, các khóa đào tạo về VHDN được tổ chức rộng rãi hơn. Cần xây dựng những website dành riêng cho việc tư vấn, hỗ trợ, truyền đạt kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thành công trong công cuộc phát triển VHDN.

3.5.2. Kiến nghị đối với VNPT

Những giá trị văn hóa của VNPT chưa được VNPT trung ương hệ thống, khái quát và nhận diện đầy đủ; văn hóa VNPT chưa thực sự rõ nét, chưa hình thành nên giá trị chung và lòng tin của mọi thành viên trong tập thể không tương xứng bề dày hơn 70 năm hình thành và phát triển. Để nâng cao vai trò VHDN tại VNPT, kiến nghị Tập đoàn cần thực hiện các giải pháp tổng thể, đồng bộ như sau:

Thứ nhất, rà soát, đánh giá tổng thể văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi, mức độ kết hợp với chiến lược phát triển 5 năm, 10 năm; trong đó cần tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong tương lai.

Lãnh đạo là người khởi xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi lãnh đạo cấp Tập đoàn và cấp Đơn vị.

Thứ ba, thể chế hóa – mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa, xác lập các tiêu chí để xây dựng khung kiến thức cơ bản cho mọi thành viên, theo đó thường xuyên xem xét lại những điểm mạnh, điểm yếu khi đánh giá về văn hoá doanh nghiệp để tuyên truyền, nhắc nhở mọi người về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong tập thể. Chuẩn hóa tài liệu giảng dạy về văn hóa VNPT, trong đó lưu ý giảng dạy đối với các nhân viên mới. Thực hiện xây dựng ngân hàng câu hỏi về văn hóa doanh nghiệp và tiến hành kiểm tra, đánh giá online đối với tất cả cán bộ nhân viên trong tập đoàn (Ví dụ: nếu kết quả kiểm tra đơn vị nào đạt dưới 80% điểm số sẽ coi là chưa thỏa mãn tiêu chí hiểu biết và nắm vững về văn hóa doanh nghiệp VNPT và người đứng đầu đơn vị cũng có trách nhiệm liên đới).

Thứ tư, xây dựng chiến lược đầu tư cho con người để phát huy tài năng và sức sáng tạo lao động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, xây dựng các đơn vị/tập thể tiên phong kiểu mẫu về mô hình văn minh công sở với các tiêu chí “nề nếp-kỷ cương-văn minh-hiện đại-chuyên nghiệp” nhằm tạo dựng môi trường làm việc có động cơ thi đua trong sáng, lành mạnh, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với đặc thù hoạt động và truyền thống văn hóa của VNPT và làm điển hình chuẩn mực cho các đơn vị thành viên áp dụng.

Thứ sáu, tăng cường tuyên truyền những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa tốt đẹp của VNPT trong hệ thống, trong đó:

Rà soát lại đồng bộ, tạo dựng giá trị chung và các cách thức chuyển tải thích hợp để sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh ăn sâu vào tiềm thức của CBCNV.

Tuyên truyền những giai thoại, huyền thoại, tấm gương điển hình của VNPT thể hiện được những nét tiêu biểu và kỹ năng cần thiết để thành công.

giáo dục và các chương trình tài trợ khác nên thực hiện tài trợ từ các chương trình cấp quốc gia, tài trợ đồng loạt khắp 63 tỉnh thành trong cả nước sẽ tạo hiệu ứng truyền thông thương hiệu VNPT trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trong cộng đồng xã hội.

Thành lập và kỷ niệm định kỳ các ngày truyền thống mang bản sắc riêng của VNPT hàng năm (ngoài ngày thành lập Ngành) như: Ngày Vì cộng đồng (Tổ chức các chương trình mang tính cộng đồng, nâng cao nhận thức và khơi dậy lòng nhân ái trong tập thể cán bộ VNPT); Ngày Thể thao (Nêu cao tinh thần rèn luyện sức khỏe thông qua các hoạt động thể thao); Ngày Văn nghệ (Tổ chức các hoạt động ca múa nhạc, nâng cao đời sống tinh thần phong phú cho CBCNV); Ngày Hướng về cội nguồn (Tổ chức các chuyến đi về nguồn, tìm hiểu lịch sử, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc); Ngày Gia đình VNPT (Ngày lễ tri ân đối với người thân, vợ chồng, cha mẹ của CBCNV VNPT); Ngày Nhân viên mới (Ngày chào đón, trang bị kiến thức chuẩn hóa của VNPT cho cán bộ mới).

3.6. MẶT HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài phát triển VHDN là một vấn đề còn mới đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, tài liệu nghiên cứu và khả năng lĩnh hội các kiến thức viết về VHDN từ các sách nước ngoài còn khiêm tốn và đến nay vẫn chưa tìm được công trình nghiên cứu cụ thể nào về VHDN trong lĩnh vực kinh doanh VT-CNTT. Do đó, đề tài có nhiều hạn chế, cách nhìn nhận vấn đề còn mang tính khái quát và chưa được toàn diện.

Quá trình nghiên cứu VHDN của VNPT Vĩnh Long diễn ra trong bối cảnh tập đoàn thực hiện tái cơ cấu chuyên đổi mô hình kinh doanh, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ và chưa hồi phục, cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các VNPT. Điều này tác động không nhỏ đến các chương trình phát triển VHDN tại VNPT Vĩnh Long.

Thêm vào đó, do hạn chế về thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn của người viết nên luận văn chỉ mới khái quát bước đầu về các giá trị hình thành VHDN tại VNPT Vĩnh Long và nhận thức của nhân viên thông qua các quan niệm và các

chương trình cụ thể của lãnh đạo VNPT Vĩnh Long. Do đó, người viết kiến nghị nếu có những nghiên cứu tiếp theo khi khảo sát cần tiến hành một cách chi tiết với số liệu khảo sát phù hợp từng khía cạnh giá trị VHDN riêng, để có cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về VHDN của VNPT Vĩnh Long.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Thông qua định hướng, tầm nhìn và chiến lược, kết hợp mục tiêu phát triển VHDN của VNPT Vĩnh Long, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp phát triển VHDN cụ thể tại VNPT Vĩnh Long:

Giải pháp hoàn thiện, củng cố những giá trị văn hóa hữu hình, những giá trị được chấp nhận và những quan niệm cơ bản của VNPT Vĩnh Long;

Giải pháp phát triển mô hình VHDN của VNPT Vĩnh Long; Và một số giải pháp phát triển VHDN bổ trợ khác;

Từ những giải pháp này để tiếp tục củng cố các giá trị sẵn có và phát triển nên những giá trị VHDN mới, để từ đó xây dựng một VNPT Vĩnh Long có một nền VHDN vững mạnh.

Truyền thông bộ tài liệu văn hóa doanh nghiệp VNPT thành chương trình hành động cụ thể cho CBCNV VNPT Vĩnh Long quán triệt để thương hiệu VNPT ngày càng hoàn thiện theo chuẩn nhận dạng thương hiệu văn hóa doanh nghiệp của VNPT

KẾT LUẬN

Ngày nay, để đánh giá một doanh nghiệp, ngoài các vấn đề như: tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, hệ thống thông tin và trình độ quản lý… người ta còn quan tâm nhiều đến giá trị cốt lõi của nó, đó chính là VHDN. Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) có thể được coi là một loại tài sản vô hình – trên cơ sở sự kết hợp hài hoà các yếu tố cần thiết trong mỗi doanh nghiệp, tạo sự gắn kết từng cá thể trong tập thể doanh nghiệp, tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; một doanh nghiệp có văn hóa mạnh sẽ tạo ra được sự thống nhất và tuân thủ cao của mọi thành viên đối với tổ chức; mặt khác xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp xây dựng thành công VHDN riêng cho mình tức là đã sở hữu một tài sản đặc trưng, điều mà làm nên sự khác biệt với các đối thủ nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh và giúp cho doanh nghiệp đó trường tồn. Khi VHDN là một tài sản, một nguồn lực thì nó rất cần khả năng sử dụng để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cũng như cho mỗi thành viên trong doanh nghiệp đó để cạnh tranh được trong thị trường toàn cầu hóa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới vừa là thời cơ cũng đồng thời là thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, VNPT Vĩnh Long cũng phải đối mặt với những cơ hội và thách thức đó.

Trong quá trình phát triển của mình, tại VNPT Việt Nam nói chung và đơn vị Vĩnh Long mỗi CBCNV luôn cảm thấy tự hào được là thành viên được sống và làm việc trong môi trường năng động hiện đại nhưng chuyên nghiệp được hòa chung vào ngôi nhà VNPT ở đó các thành viên được sống, cống hiến và phát huy khả năng . Ở mọi thời kỳ, VNPT luôn xác định, văn hóa doanh nghiệp là một nội dung gắn liền với phát triển thương hiệu, với sự trường tồn của VNPT. Bởi vì, nói đến văn hoá là nói đến con người. Con người VNPT tạo ra những giá trị văn hoá VNPT. Đó là những phẩm chất được kết tinh qua thời gian, thành những viên ngọc sáng. Các thế hệ tiếp nối nhau gìn giữ, phát huy, nhân những phẩm chất đó lên, như mài ngọc

văn hoá, để thu hút, hội tụ các nguồn lực từ bên trong, bên ngoài VNPT, góp phần nâng cao sức mạnh, văn hóa doanh nghiệp VNPT không chỉ tạo nên sự khác biệt mà còn là yếu tố cơ bản để tạo dựng nên thương hiệu, tạo ra giá trị và sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu.

Mong muốn góp phần công sức vào việc xây dựng thương hiệu tại VNPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VNPT vĩnh long (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)