- Phần mở đầu
3.5.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Dưới đây là một số kiến nghị đến các cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Long, Cục thuế Vĩnh Long … tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các chính sách về tổ chức, quản lý và điều hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên cho việc phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, cần tạo thêm môi trường pháp lý ổn định và công bằng hơn để các doanh nghiệp trong ngành phát triển sản xuất kinh doanh và phát triển VHDN.
Đảm bảo sự minh bạch, công khai của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính cho doanh nghiệp, giám sát trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với người lao động, khách hàng và xã hội.
VHDN chỉ có thể hình thành, phát triển và phát huy tác dụng khi mà các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, khơi dậy tinh thần kinh doanh, hăng hái tham gia vào sản xuất, làm giàu cho đơn vị và cho đất nước, tuân thủ đúng các quy định của luật pháp, ngăn chặn những hành vi làm ăn phi pháp, lợi dụng các quan hệ không lành mạnh để kiếm lời. Để làm được điều này, cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, xóa bỏ những thủ tục rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp để tránh các hành vi tiêu cực.
Một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN là sự thiếu hiểu biết về những thông tin chính xác, có hệ thống về vấn đề VHDN. Vì thế, cơ quan quản lý Nhà nước cần cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn và đào tạo cho doanh nghiệp kiến thức, kỹ năng về phát triển VHDN. Cần có những chương trình, các buổi hội thảo, các khóa đào tạo về VHDN được tổ chức rộng rãi hơn. Cần xây dựng những website dành riêng cho việc tư vấn, hỗ trợ, truyền đạt kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thành công trong công cuộc phát triển VHDN.