- Trong môi trường làm việc tập thể, tại các Công ty hay các tổ chức thì vấn đề vi phạm thời gian làm việc là rất phổ biến. Nhất là đối với lao động quản lý, nhìn chung hiện tượng đi muộn về sớm vẫn còn phổ biến, Công ty duy trì chế độ làm việc 8h/ ngày và 48h/ tuần song thực tế việc thực hiện chưa được đúng đắn, nguyên nhân một phần xuất phát từ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty chưa được hợp lý, chưa hình
thành các kỷ luật lao động và nội quy lao động, một phần do đặc trưng ngành nghề của Công ty là về kỹ thuật trên công trường nên việc tuân thủ thời gian làm việc cũng là
một vấn đề khó khắc phục, giải quyết các công việc riêng... đây cũng là những biểu hiện của sự lãng phí thời gian sẽ dẫn đến tỷ trọng thời gian làm việc chưa cao.
- Để hạn chế vấn đề vi phạm thời gian làm việc Công ty cần xây dựng kỷ luật lao động và phải nâng cao ý thức tôn trọng kỷ luật lao động, tạo cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty có thói quen tự chấp hành kỷ luật, tránh tâm lí làm việc đối phó. Vậy giải quyết vấn đề này cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:
+ Xây dựng nội quy, quy chế lao động, phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng trong Công ty, áp dụng các hình thức bắt buộc thực hiện các quy chế đề ra; Có hình thức
khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt. Khiển trách, kỷ luật những
người vi phạm tạo nên một kỷ luật lao động công bằng, nghiêm túc; Duy trì thói quen nghề nghiệp, đi làm, nghỉ ngơi có giờ giấc, tập trung và có thái độđúng đắn trong quá trình làm việc.
+ Có biện pháp tổ chức lao động một cách khoa học, nhằm hợp lý hoá lao động tránh tạo ra thời gian dỗi.
+ Có kế hoạch tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ.
+ Sử dụng các biện pháp hành chính giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý để cán bộ, công nhân viên tận dụng tối đa thời gian có thể của mình cho công việc, tạo không khí lao động thoải mái...
Kết luận chương 3
Từ thực trạng bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nông thôn Song Quang, kết hợp với cơ sở lý luận về bộ máy quản lý, Chương 3 của luận văn đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty bao gồm các giải pháp như: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý; hoàn thiện cơ cấu các phòng ban; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý; đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ cán bộ quản lý; hoàn thiện tổ chức nơi làm việc và điều kiện lao
đông; kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Trên cơ sởđó, phân tích tìm ra những mặt chưa phù hợp để đưa ra biện pháp hạn chế,
điều chỉnh cho phù hợp. Những mặt đã phù phù hợp và đạt hiêu quả thì tăng cường phát huy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Công ty.
Xuất phát từý nghĩa, tầm quan trọng của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý đối với doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nông thôn Song Quang nói riêng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường hiện nay. Từ thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty, tác giảđã lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nông thôn Song Quang" làm luận văn
tốt nghiệp cao học của mình. Đềtài đã hoàn thành được mục tiêu đề ra: - Hệ thống hóa lý luận về bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nông thôn Song Quang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần đầu tư
xây dựng phát triển nông thôn Song Quang trong thời gian tới.
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về bộ máy quản lý của doanh nghiệp, từ những phân
tích, đánh giá thực trạng bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nông thôn Song Quang, làm rõ những thuận lợi, khó khăn và tồn tại, nguyên nhân của tình hình hiện tại trong công ty, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thểđể nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý của Công ty.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Tổ chức bộ máy quản lý là vấn đề hết sức bức thiết hiện nay cảu các doanh nghiệp, nó góp phần quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp trên thương trường. Vì vậy làm tốt công tác quản lý là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh tổng thể của mỗi doanh nghiệp.
Xuất phát từ tình hình thực tế và trên cơ sở lý luận khoa học, luận văn đã tiến hành nghiên cứu và trình bày một cách cơ bản về quản lý, lao động qản lý, bộ máy quản lý
cũng như các mô hình cơ bản về tổ chức bộ máy quản lý và sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy quản lýcủa Công ty với các kết quả sau: khẳng định được vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của bộ máy quản lý đối với các doanh nghiệp, đó là cơ sở để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì lợi ích của mình cũng như của nền kinh tế trong
môi trường cạnh tranh. Luận văn đã vận dụng các cơ sở lý luận, các kiến thức khoa học về bộ máy quản lý để trình bày nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý tại Công ty và từđó làm cơ sởđể đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Do trình độ và thời gian có hạn, những giải pháp nêu ra có thể chưa toàn diện, chưa thấy hết các khía cạnh của vấn đề và luận văn không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Nhưng tác giả tin tưởng rằng nếu các giải pháp đó được thực hiện sẽ góp phần giúp
cho bộ máy quản lý Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nông thôn Song
Quang được hoàn thiệnhơn.
Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để
luận văn được hoàn thành với chất lượng tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
2. Kiến nghịđối với tỉnh Lạng Sơn
UBND Tỉnh Lạng Sơn cần xem xét tình hình phát triển của doanh nghiệp tạo môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện. Đảm bảo mọi doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; tạo bước chuyển biến toàn diện trong nhận thức của các cơ quan chức năng có
liên quan về sự cần thiết hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nông thôn Song Quang nói riêng. Xác định một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là cải cách hành chính (CCHC), UBND tỉnh cần ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành tập trung nâng cao hiệu quả CCHC theo hướng công khai và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp như: Đăng ký kinh doanh, môi trường, thuế... Trong đó tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giới thiệu thường xuyên, liên tục, cụ thể, rõ ràng về cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính và các loại hình dịch vụ hành chính công do các cơ quan cung cấp cũng như cách thức tiếp cận, khai thác, sử dụng dịch vụ để khách hàng nắm bắt, sử dụng một cách thuận lợi khi có nhu cầu. Trong đó, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định quy định về việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là sự phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nông thôn Song Quang.
Tăng cường các hoạt động đối thoại giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Qua đó, UBND tỉnh và các ngành kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Sau các buổi đối thoại, hàng chục doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh được các cơ quan chuyên môn hỗ trợ thực hiện nhanh các thủ tục tiếp cận đất đai; một số dự án đầu tư, xây dựng ách tắc do vướng mắc khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng được giải quyết dứt điểm...
Trước những kiến nghị của các doanh nghiệp và nhà đầu tư, UBND cùng các sở, ban ngành tỉnh cần tiếp nhận, giải đáp cụ thể đồng thời cam kết: Tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, miễn giảm thuế theo quy định; ưu tiên doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa bàn tiếp cận các chương trình, dự án; đẩy mạnh cải cách, công khai minh bạch các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động trên địa bàn tỉnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân,Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB khoa học
- Kỹ thuật, 1993
[2] PGS.TS Nguyễn Ngọc Tuân và ThS. Nguyễn Vân Điềm Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997
[3]. Khoa học quản lý, tập I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội 2001
[4] Trần Kim Dung, Tiếp xúc mặt đối mặt trong quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật
[5] TS. Nguyễn Thế Hòa, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
[6]. Giáo trình quản trị kinh doanh hiện đại, Bộ môn Quản trị kinh doanh, trường Đại học Thủy lợi, giáo trình dịch từ “Contemporary Mangement”, Gareth R. Jones
và Jennifer M. George, McGraw-Hill, 2009.
[7]. Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực - NXB Tổng hợp TP.HCM.
[8] Ths. Nguyễn Thơ Sinh,Giáo trình Kỹ Năng quản lý doanh nghiệp, NXB Phụ nữ
[9] Nguyễn Hữu Thân, Giáo trình Quản trị nhân sự, NXB Lao Động - Xã Hội
[10] PGS. TS. Nghuyễn Thị Liên Diệp,Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
[11]. Tài liệu do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển nông thôn Song Quang cung cấp.