HÀNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0525 Giải pháp tăng thu phí từ hoạt động dịch vụ tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển Cầu Giấy Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 50 - 57)

030 038 0,41 0,42 Tỷ suất lợi nhuận/Tài sản có

HÀNG TẠI VIỆT NAM

Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động của các NHTM nước ta có những thay đổi căn bản về cả số lượng và chất

lượng. Nhờ đó, cơ cấu thu nhập của các NHTM đã có sự chuyển đổi hợp lý hơn theo hướng giảm dần doanh thu từ hoạt động tín dụng, tăng dần doanh thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ. Việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ ngân hàng đã góp phần đáng kể vào kết quả trên của các NHTM. Với tư cách là các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp, quản lý, giám sát dịch vụ ngân hàng, pháp luật về dịch vụ ngân hàng có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, cung cấp các dịch vụ của các NHTM.

* Luật NHNN và luật các TCTD tại Việt Nam:

Sau khi Luật NHNN và Luật các TCTD năm 1997 được ban hành, NHNN đã soạn thảo, trình Chính phủ ban hành 30 Nghị định và ban hành hàng trăm quyết định, thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành các quy định của 2 Luật. Về cơ bản, Luật các TCTD năm 1997 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã tạo ra một khn khổ pháp lý tương đối hồn chỉnh cho hoạt động cung cấp dịch vụ của các TCTD và hoạt động quản lý của NHNN. Tuy nhiên, do sự thay đổi nhanh chóng của hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng như xu hướng tự do hóa dịch vụ ngân hàng, yêu cầu của quá trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng, sự xuất hiện của nhiều dịch vụ ngân hàng mới, pháp luật về ngân hàng đã bộc lộ một số điểm bất cập, không phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ ngân hàng và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trước tình hình đó, Luật NHNN và luật các TCTD năm 2010 được ban hành đã có những thay đổi tích cực về hoạt động chung của NHNN cũng như các TCTD ở Việt Nam.

Luật NHNN năm 2010 đã xác định rõ được thẩm quyền của NHNN trong việc giám sát an toàn hoạt động của các TCTD thông qua hai hoạt động giám sát và thanh tra, cùng việc thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn đối với hệ thống TCTD.

Luật các TCTD năm 1997 không quy định phân biệt phạm vi hoạt động của từng loại hình TCTD nên khi triển khai thực hiện đã gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt trong việc xác định loại nghiệp vụ mà một loại hình TCTD cụ thể được phép thực hiện, do vậy đã ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của các loại hình TCTD. Trên cơ sở tiêu chí phân loại các TCTD, Luật các TCTD năm 2010 đã quy định cụ thể phạm vi hoạt động của từng loại hình TCTD, trong đó lấy hoạt động của NHTM làm căn cứ dẫn chiếu khi quy định phạm vi hoạt động của TCTD khác.

Ranh giới phân biệt hoạt động giữa các TCTD là ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng được làm rõ hơn. Theo đó các TCTD phi ngân hàng không được phép nhận tiền gửi của dân cư, khơng được cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản của khách hàng. Quy định này phù hợp hơn với thông lệ áp dụng tại hầu hết các nước, một mặt giảm bớt được rủi ro cho hệ thống ngân hàng, mặt khác cho phép các TCTD phi ngân hàng được mở rộng phạm vi cung ứng các dịch vụ ngân hàng do các quy định về an toàn sẽ được áp dụng ở mức độ thấp hơn.

Luật Các TCTD năm 2010 cũng quy định rõ những nghiệp vụ TCTD đương nhiên được kinh doanh, những nghiệp vụ kinh doanh phải được phép của NHNN, những nghiệp vụ khi thực hiện phải thành lập công ty con, công ty liên kết và những nghiệp vụ khơng được thực hiện.

Hoạt động của các TCTD có những tác động lớn đến sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế của đất nước, vì với tư cách là trung gian tài chính, TCTD là những doanh nghiệp có khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn rất lớn trong xã hội. Việc quản lý thiếu chặt chẽ có thể dẫn đến đổ vỡ TCTD, gây ra sự mất lòng tin trong nhân dân và đe dọa sự ổn định của hệ thống các TCTD cũng như của cả nền kinh tế. Do vậy, Luật Các TCTD năm 2010 đã có nhiều quy định để nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của các TCTD trên cơ

sở quán triệt quan điểm TCTD là các doanh nghiệp đặc biệt, cần được quản lý một cách đặc biệt và tiếp cận sát với thông lệ quốc tế về các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng (các nguyên tắc của Ủy ban Basel). Luật Các TCTD năm 2010 đã quy định về cấp phép theo hướng nâng cao các yêu cầu, tiêu chí, điều kiện để bảo đảm an tồn cho từng TCTD và cho cả hệ thống.

* Pháp lý về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng:

Trên cơ sở tham mưu của NHNN VN, Chính phủ đã từng bước củng cố khn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tốn ngân hàng nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển một nền kinh tế ổn định và vững chắc. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, làm cơ sở cho các tổ chức này ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn nghiệp vụ thanh tốn trong từng hệ thống của mình, giúp hoạt động thanh tốn an tồn, nhanh chóng và ổn định.

Một trong những mục tiêu của Chính phủ và NHNN là giảm thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế bằng việc thúc đẩy sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” do NHNN chủ trì phối hợp cùng các Bộ, ngành xây dựng. Để triển khai Đề án, ngày 28/12/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2006/NĐ-CP Quy định về thanh toán bằng tiền mặt và NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT- NHNN hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7 của Nghị định 161. Ngày 15/5/2007, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ- NHNN về việc ban hành Quy chế phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ ngân

hàng. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh đã rộng hơn, với các tổ chức tín dụng là ngân hàng, việc phát hành thẻ không cần phải xin cấp phép từ NHNN, nhưng để phát hành hoặc thanh toán thẻ, các tổ chức phát hành hoặc thanh toán thẻ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định, và NHNN đánh giá sự tuân thủ của các tổ chức đó. Đối tượng phát hành thẻ khơng chỉ là các ngân hàng, mà cịn là các TCTD phi ngân hàng, các tổ chức khơng phải TCTDcó hoạt động ngân hàng cũng có thể được phát hành thẻ.

Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-Tg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2008, việc trả lương qua tài khoản được thực hiện cho công chức làm việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn, từ ngày 01/01/2009, thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn khơng chỉ về kinh tế mà cả xã hội, tạo thói quen sử dụng thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Việc chi trả lương qua tài khoản đã tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng và phát triển giá trị gia tăng dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Theo Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN2 ngày 20/10/2000 của NHNN quy định về việc thu phí dịch vụ thanh tốn qua ngân hàng:

- Ngân hàng được thu phí dịch vụ khi cung ứng các phương tiện thanh toán cho khách hàng như séc, thẻ ngân hàng, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm

chi và

các phương tiện thanh toán khác được sử dụng để thực hiện giao dịch thanh

toán qua ngân hàng theo quy định của chế độ thanh tốn hiện hành. - Ngân hàng được thu phí khi cung cấp các dịch vụ thanh toán trong

nước cho khách hàng: dịch vụ thanh toán cho khách hàng mở tài khoản

hủy hoặc sửa đổi chuyển tiền; thu hộ và chi hộ trong nước; các dịch vụ thanh toán khác trong nước cho khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

- Ngân hàng được thu phí khi cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng: chuyển tiền ra nước ngoài; nhận tiền từ nước ngoài chuyển đến;

thu hộ và chi hộ với nước ngoài (gồm nhờ nước ngoài thu hộ, hủy nhờ thu

theo yêu cầu của bên nhờ thu, thu hộ nước ngoài, đổi séc du lịch lấy tiền mặt

ngoại tệ); các dịch vụ thanh tốn khác với nước ngồi mà ngân hàng được

phép thực hiện.

- Ngân hàng không được phép thu phí dịch vụ thanh tốn đối với các khoản thanh toán trực tiếp giữa khách hàng với ngân hàng nơi mở tài khoản

về trả nợ, trả lãi, trả phí dịch vụ, trả tiền mua giấy tờ in hoặc phương tiện

thanh toán; đối với các khoản vay, trả giữa các TCTD khi tham gia thị trường

liên ngân hàng.

Nhìn chung, với chức năng đầu mối tham mưu của NHNN, Chính phủ đã khơng ngừng tạo dựng và củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động thanh tốn qua ngân hàng nói riêng, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn thực hiện cơng tác thanh tốn tới cơng chúng được nhanh chóng, an tồn và thuận tiện. Từ đó, các NHTM chủ động cung ứng ra thị trường những sản phẩm, phương tiện và dịch vụ thanh tốn phong phú, hiện đại, góp

cơ sở pháp lý cho hoạt động và thanh toán bằng thẻ ngân hàng ở nước ta.

Thực tiễn hoạt động thanh toán thẻ cũng đang làm phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi Quy chế này cần được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các vấn đề về an tồn và tính bảo mật, về tính thống nhất giữa các ngân hàng phát hành thẻ. Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã được NHNN ban hành tại Quyết định số 3113/QĐ-NHNN ngày 31/12/2007 trên nền tảng Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia (banknet). Mục tiêu là trực tiếp kết nối các tổ chức phát hành thẻ để chuyển mạch và thanh tốn bù trừ trên tồn quốc. Theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam, hệ thống kết nối Smartlink - Banknetvn đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 23/5/2008, lần đầu tiên tạo ra một mạng lưới liên minh thẻ ATM thống nhất trên toàn quốc, đã kết nối thanh toán thẻ gồm 42 ngân hàng thành viên của 2 liên minh thẻ, tổng số máy ATM của 2 hệ thống này chiếm khoảng 80% tổng số máy ATM, số lượng thẻ phát hành chiếm 86% thị phần trong cả nước.

Dịch vụ Ngân hàng điện tử với việc sử dụng cơng nghệ mới địi hỏi khuôn khổ pháp lý mới. Đặc biệt, đối với ứng dụng công nghệ tin học vào lĩnh vực thanh tốn của các ngân hàng, Chính phủ đã rất chú trọng đến việc tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động thanh tốn có ứng dụng cơng nghệ điện tử. Khi chưa có Luật giao dịch điện tử, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép ngân hàng, TCTD được sử dụng dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán, việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng đã được quy định, sau khi Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11được Quốc hội phê duyệt ngày 29/11/2005 và chính thức được áp dụng từ ngày 01/03/2006, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, tài chính, lĩnh vực thương mại.

____________Chỉ tiêu____________ 2007 2008 2009 2010

Thu dịch vụ ròng (Tỷ đồng) 19,2 35 40 46

Tốc độ tăng trưởng (%) - 82 14 15

- Ngày 09/06/2006: ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử.

- Ngày 15/02/2007: ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng

thực chữ

ký số.

- Ngày 23/02/2007: ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định

Một phần của tài liệu 0525 Giải pháp tăng thu phí từ hoạt động dịch vụ tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển Cầu Giấy Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w