1.2.2.1. Cho vay tiền
Là loại cho vay mang hình thức một hợp đồng vay tiền. Trong hợp đồng nêu rõ: ngân hàng cam kết giao cho người vay một khoản tiền trong một thời gian
nhất định và người vay cam kết trả cho ngân hàng khoản tiền tương ứng với số tiền đã vay cùng với số tiền lãi tỷ lệ với số tiền gốc và thời hạn vay.
Các sản phẩm cho vay tiền gồm có:
* Cho vay ngắn hạn theo món: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
* Vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
* Cho vay ngắn hạn theo hạn mức: Ngân hàng và khách hàng xác định và
thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
* Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho vay phục vụ đầu tư phát triển, các dự án đầu tư. Ngân hàng hỗ trợ về vốn và tư vấn miễn phí cho khách hàng trong đầu tư các dự án trung và dài hạn.
* Cho vay hợp vốn: Bên cạnh việc trực tiếp cấp tín dụng cho khách hàng, một Ngân hàng có thể còn kết hợp với các tổ chức Tài chính khác để cùng cho vay với một khách hàng có nhu cầu vốn lớn.
* Cho vay tiêu dùng: Ngân hàng thực hiện cho vay để hỗ trợ vốn cho các nhu cầu tiêu dùng của dân cư như: Mua nhà, mua xe ôtô...
* Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận trước
số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả theo các kỳ hạn trong thời gian vay. Hình thức cho vay này thường áp dụng cho những khách hàng có
nguồn thu ổn định, thời hạn cho vay trung hoặc dài hạn (từ 1 năm trở lên).
* Cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, kỳ phiếu hoặc giấy tờ khác trị giá được bằng tiền do Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phát hành đối với những khách hàng là chủ sở hữu hợp pháp giấy tờ trị giá được bằng tiền đó.
1.2.2.2. Tín dụng dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền
Tín dụng dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền có các hình thức chủ yếu: chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá, bao thanh toán Factoring...
- Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá:
Sản xuất hàng hoá phát triển nhanh chóng, giao lưu hàng hoá ngày càng mở rộng phát sinh nhu cầu mua bán chịu hàng hoá, người bán để bán được hàng đồng ý cho người mua trả chậm và ký nhận số nợ vào giấy nhận nợ do người bán lập ra. Những tờ giấy đó gọi là thương phiếu (kỳ phiếu thương mại). Người bán cần vốn, họ đem những thương phiếu đó đến ngân hàng chiết khấu lấy vốn ngay để hoạt động. Thương phiếu từ một công cụ nợ trở thành công cụ lưu thông tín dụng.
Chiết khấu thương phiếu là sản phẩm tín dụng ngắn hạn trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn cho ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lợi tức và hoa hồng chiết khấu. Chiết khấu thương phiếu là một nghiệp vụ tín dụng cổ điển nhưng đến nay vẫn được coi là một trong những kỹ thuật cấp tín dụng chủ yếu của ngân hàng thương mại. Là một hình thức cấp tín dụng gián tiếp, phát sinh sau quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nên nó là một nghiệp vụ tín dụng ít gặp rủi ro và không làm “đóng băng” tín dụng của ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại xin cấp vốn ở ngân hàng trung ương để củng cố năng lực thanh toán và mở rộng qui mô tín dụng trong
những thời điểm cần thiết.
- Bao thanh toán (Factoring)
Bao thanh toán là một hợp đồng mà trong đó một tổ chức tín dụng chuyên nghiệp được gọi là “Factor” mua đứt các trái quyền của người cung cấp (người bán) đối với khách hàng của họ (người mua).
Ngân hàng Trung ương Pháp đưa ra định nghĩa: “Bao thanh toán là chuyển nhượng các trái quyền thương mại từ người sở hữu nó sang một “Factor” chịu trách nhiệm thu nợ và bảo đảm thanh toán ngay cả trong trường hợp người mắc nợ bị phá sản. Factor có thể thanh toán trước một phần hay toàn bộ số tiền của các trái quyền đã chuyển nhượng”.
Do vậy, bao thanh toán vừa là phương thức thu nợ, vừa là một kỹ thuật phòng tránh rủi ro và cũng có thể là một phương tiện để tài trợ cho những trái quyền. Bao thanh toán đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp có màng lưới khách hàng rộng khắp, sản xuất và kinh doanh các hàng hoá thông dụng, nó cũng thích hợp với các doanh nghiệp làm dịch vụ không thể sử dụng hình thức chiết khấu.
1.2.2.3. Cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là hình thức tài trợ vốn bằng cách ngân hàng giao động sản, bất động sản, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dây chuyển sản xuất, khách sạn, kho tàng... cho khách hàng (người thuê) sử dụng. Nói cách khác, cho thuê tài chính là hình thức tín dụng trung, dài hạn thông qua vịêc cho thuê máy móc, thiết bị bất động sản và động sản.
Để tiến hành nghiệp vụ cho thuê tài chính, ngân hàng mua các bất động sản, động sản mà khách hàng cần thiết và đề nghị, sau đó cho họ thuê. Người thuê có trách nhiệm trả dần giá trị tài sản theo hợp đồng đã thoả thuận với ngân hàng, sau đó được quyền mua lại tài sản hoặc được quyền thuê tiếp. Trong thời gian chưa trả hết nợ, tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của ngân
hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính, ngân hàng chỉ mua tài sản và giao ngay cho khách hàng thuê nên không bị đọng vốn, vịêc giao tài sản lại đuợc thực hiện trực tiếp giữa bên bán hàng và nguời đi thuê, ngân hàng không phải chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng hoạt động tài sản. Cho thuê tài chính là phuơng thức tín dụng đem lại hiệu quả cho cả ba bên: nguời đi thuê đuợc sử dụng tài sản ngay mà chỉ phải trả tiền dần với giá hạ; nguời bán hàng tiêu thụ đuợc sản phẩm; ngân hàng không bị đọng vốn và có thu nhập.
Nhóm sản phẩm cho vay, hay còn gọi là tín dụng là nghiệp vụ sinh lời quan trọng, chủ yếu của ngân hàng thuơng mại, không có cho vay thì cũng không còn ngân hàng thuơng mại, nên tín dụng luôn luôn tồn tại và phát triển cùng ngân hàng thuơng mại. Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng nhiều, vì thế vai trò của tín dụng ngân hàng cũng ngày càng quan trọng và cần thiết hơn. Nhung tín dụng là lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro, đã có rất nhiều ngân hàng phải phá sản vì cho vay mà không thu đuợc nợ hoặc có tỷ lệ nợ quá hạn lớn. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển sản phẩm về cho vay, các ngân hàng thương mại đều thực hiện đa dạng hoá nghiệp vụ, đa dạng hoá các khoản mục tài sản có để phân tán bớt rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.