Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0542 Giải pháp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh NH tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Ninh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 121 - 124)

Thứ nhất, ngân hàng nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nuớc, cần xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản huớng dẫn (duới luật) về hoạt động ngân hàng để các ngân hàng thuơng mại thực hiện. Các văn bản huớng dẫn vừa không trái luật, vừa phải tạo điều kiện cho các ngân hàng thuơng mại hoạt động trong điều

kiện cụ thể của nước ta và xu thế phát triển của thời đại.

- Sửa đổi và hoàn thiện cơ chế thanh toán để đáp ứng yêu cầu của đổi mới các cơ chế nghiệp vụ khác. Nghiên cứu để tạo môi trường cho phép sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại.

- Ban hành cơ chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng.

- Ban hành những cơ chế về quản lý dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện phát triển hệ thống dịch vụ của ngân hàng thương mại. Giao quyền cho cá c ngân hàng thương mại quyết định các loại dịch vụ cần thu phí, mức thu phí của từng loại dịch vụ theo nguyên tắc thương mại. Ngân hàng Nhà nước không nên ban hành biểu phí dịch vụ ngân hàng chung cho các ngân hàng thương mại cùng áp dụng như hiện nay vừa không đầy đủ, vừa mất tính cạnh tranh.

Thứ hai, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ

và cơ chế quản lý các trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước.

- Ngân hàng Nhà nước cần đi trước trong việc thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tập trung đầu tiên, mạnh mẽ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế đều thông qua các định chế tài chính, đặc biệt là ngân hàng, tăng nhanh vòng quay vốn và hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông.

- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng thương mại tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

- Môt trong những vấn đề còn khó khăn để nâng cao chất lượng các món thanh toán của các ngân hàng thương mại chính là tốc độ thanh toán qua trung tâm bù trừ của Ngân hàng Nhà nước còn chậm. Các trung tâm thanh

toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước được đặt tại các tỉnh và thành phố, thực hiện theo phương thức bán cơ giới: các ngân hàng thương mại đánh chứng từ bù trừ vào máy rồi chuyển sang đĩa mềm hay truyền qua MODEM thoại đi bù trừ và Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện tối đa hai phiên bù trừ trong ngày. Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cần thiết lập các trung tâm thanh toán bù trừ theo khu vực và quốc gia đồng thời hiện đại hoá công nghệ thanh toán tiến tới thực hiện thanh toán bù trừ tự động.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường mở, đa dạng các công cụ, chứng chỉ có giá giao dịch tại thị trường mở.

Từ năm 2000, Ngân hàng Nhà nước cho ra đời thị trường mở, sau một năm hoạt động, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, còn nhiều hạn chế do các loại giấy tờ có giá được tham gia trên thị trường mở còn quá ít, hiện nay chỉ có tín phiếu kho bạc và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được tham gia. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước mở rộng các công cụ, chứng chỉ có giá được giao dịch trên thị trường mở như: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu công tình... tạo cho thị trường mở hoạt động sôi động hơn, trở thành hậu thuẫn vững chắc cho việc đảm bảo thanh khoản và là cơ sở để phát triển nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu thương phiếu và đầu tư của các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, tổ chức thực hiện và hoàn thiện thị trường tiền tệ để các ngân hàng thương mại có thị trường phát triển các sản phẩm dịch vụ đầu tư và tiếp ứng vốn khi cần thiết.

Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để Ngân hàng Nhà nước điều hoà khả năng thanh toán giữa các ngân hàng thương mại, là nơi đpá ứng nhu cầu của các ngân hàng thương mại thiếu vốn và là thị trường đầu ra của các ngân hàng thương mại thừa vốn. Thị trường tiền tệ bao gồm: thị trường tín dụng, thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên

ngân hàng, thị trường tín phiếu kho bạc. Giải quyết tốt các mối quan hệ trên các thị trường này một mặt giúp Ngân hàng Nhà nước quản lý và điều hành được lượng tiền mặt, quản lý được hạn mức tín dụng đối với các ngân hàng thương mại, mặt khác tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tìm được thị trường lý tưởng để phát triển nghiệp vụ đầu tư.

Một phần của tài liệu 0542 Giải pháp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh NH tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Ninh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w