Những việc chưa làm được và hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu 0542 Giải pháp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh NH tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Ninh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 94 - 99)

Bên cạnh những biện pháp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh đã triển khai, có hiệu quả và những uu điểm cần phát huy, Agribank chi nhánh tỉnh

Bắc Ninh cũng còn có một số những việc chưa triển khai hoặc triển khai chưa thật sự quyết liệt và một số hạn chế cần khắc phục trong giai đoạn tới.

2.3.2.1. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của một ngân hàng hiện đại

- So với cơ cấu lao động trong hệ thống NHTM trong nước, đội ngũ cán bộ tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh có tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học khá cao nhưng tính chuyên nghiệp chưa sâu, vẫn còn đâu đó tư tưởng ỷ lại lợi thế là Ngân hàng của nhà nước.

Hầu hết cán bộ quản lý của Chi nhánh chưa đáp ứng tiêu chuẩn - Đội ngũ nhân lực vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu. Ngân hàng thừa những người lao động giản đơn ở trình độ đào tạo trung cấp và sơ cấp. Ngân hàng thiếu đội ngũ cán bộ nghiệp vụ giỏi có tầm cỡ chuyên gia chiến lược, lập chính sách và đánh giá thực hiện.

Khả năng nghiên cứu, dự báo thị trường của cán bộ kinh doanh tín dụng tiền tệ và dịch vụ ngân hàng còn hạn chế.

Kiến thức đối với hệ thống luật pháp kinh doanh chưa sâu, dễ chịu nhiều thua thiệt trong các hoạt động kinh doanh. Người lao động vẫn còn hiện tượng trông chờ, dò xét, chưa có sự chủ động, nắm bắt tình hình còn chậm. Hạn chế này cộng với trình độ ngoại ngữ kém là thách thức to lớn cho Chi nhánh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.3.2.2. Mô hình tổ chức còn nhiều bất cập, hiệu quả công tác quản trị ngân hàng chưa cao

Hiện tại, Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh có 25 điểm giao dịch (gồm hội sở, 8 chi nhánh loại 3, 1 phòng giao dịch trực thuộc Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh và 15 phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh loại 3), các điểm giao dịch này được phát triển theo khu vực địa lý mà chưa quan tâm đến nhu cầu khách hàng. Ưu điểm của việc bố trí này là có thể phục vụ

mọi đối tượng khách hàng kể cả khi số lượng khách hàng ít nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ hạn chế. Do tốc độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cho các chi nhánh còn chậm, nên mô hình tổ chức quản lý tại các chi nhánh còn cồng kềnh, bất cập.

Việc bố trí lao động chưa đồng đều tại các điểm giao dịch dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu lao động dẫn đến áp lực trong việc quá tải của người lao động. Việc bố trí lao động nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nghiệp vụ cán bộ của Chi nhánh còn bất cập do một bộ phận không nhỏ cán bộ cũ chưa đáp ứng được.

Hiệu quả công tác quản trị chưa cao: Quy mô hoạt động tăng chậm, chưa tương xứng với khả năng, tiềm năng, tập trung tăng dồn vào cuối năm, ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính cũng như đánh mất sự chủ động, thị phần vào các NHTM khác; Các giải pháp, biện pháp triển khai chưa đồng bộ, triệt để, còn mang tính hình thức, chưa có sáng tạo vào tình hình thực tế tại đơn vị; Chất lượng hoạt động nhìn một cách tổng thể vẫn chưa thực sự đảm bảo theo yêu cầu. Nợ tiềm ẩn chưa xác định được chính xác, đầy đủ, dư nợ tại một số ngành nghề có độ rủi ro cao, phụ thuộc vào thị trường trung Quốc chưa giảm được ngay; Sản phẩm dịch vụ tuy tăng trưởng nhưng so với tiềm năng tại địa phương thì vẫn cần được khai thác phát triển hơn nữa.

2.3.2.3. Mô hình hệ thống công nghệ thông tin vẫn còn một khoảng cách không nhỏ so với mô hình công nghệ thông tin của một ngân hàng hiện đại

Thứ nhất, hệ thống công nghệ thông tin chưa có đủ các công cụ và dữ liệu để hỗ trợ tốt nhất cho quản trị mọi mặt trên phạm vi toàn Chi nhánh. Một số báo cáo phục vụ nhu cầu quản trị thực hiện thủ công trong khi công nghệ chưa hỗ trợ được.

Việc triển khai hệ thống CoreBanking tập trung, hệ thống thông tin quản lý MIS, hệ thống chấm điểm khách hàng RMS và hệ thống hỗ trợ phía

sau khác theo mô hình hiện đại là một bước ngoặt lớn trong hoạt động của Agribank nói chung và của Agribank chi nhánh tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, đăng nhập hệ thống thì chính yếu tố nhân lực lại có tác động lớn đến quá trình hiện đại hóa trong việc đăng nhập, điền thông tin trên cơ sở dữ liệu không đầy đủ, chính xác dẫn đến thiếu chiến lược truyền thông hợp nhất và cộng tác trên phạm vi toàn ngành. Hệ thống Thông tin doanh nghiệp để quản lý hiệu năng tổng thể của toàn ngân hàng cũng như của từng chi nhánh chưa đầy đủ, thiếu hệ thống chăm sóc khách hàng và hệ thống Quản trị rủi ro toàn diện đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế BASEL II. Agribank chưa có hệ thống Quản lý nội dung doanh nghiệp trên phạm vi toàn bộ ngân hàng (các văn bản, giấy tờ vẫn đang chiếm ưu thế trong luồng công việc của hầu hết các quy trình nghiệp vụ chưa được số hóa và lưu trữ tập trung), gắn kèm với hệ thống Quản lý quy trình nghiệp vụ linh hoạt để hỗ trợ việc thu thập, lưu trữ, phê duyệt tập trung và chia sẻ thông tin một cách an toàn. Vì thế chưa đánh giá chính xác hiệu suất và hiệu quả làm việc của từng cá nhân, từng bộ phận, từng đơn vị trên phạm vi toàn bộ ngân hàng.

Thứ hai, Ngân hàng thiếu một kiến trúc Công nghệ thông tin tổng thể, nhất quán. Hiện tại chưa triển khai dịch vụ internet banking, trong khi các NHTM khác đã có một lượng lớn khách hàng sử dụng và hài lòng với dịch vụ này.

Agribank chưa xây dựng được hệ thống kiến trúc Công nghệ thông tin tổng thể, thống nhất toàn hệ thống gắn kèm với Kiến trúc doanh nghiệp dẫn đến các chính sách, quy trình và các tiêu chuẩn công nghệ chưa đồng nhất và chặt chẽ trên phạm vi toàn ngân hàng. Thiếu một hệ thống tích hợp doanh nghiệp hoàn chỉnh để có thể hỗ trợ hệ thống Công nghệ thông tin trong việc nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu kinh doanh luôn biến động, và có thể gây ra

chi phí bảo dưỡng lớn do các kết nối điểm- điểm giữa các hệ thống như hiện tại. Thiếu một kiến trúc đa kênh tích hợp để hỗ trợ việc mở rộng cung cấp đa kênh dễ dàng tích hợp thông tin và chia sẻ các chức năng chung giữa các kênh, tạo ra một giao diện người dùng đồng nhất, trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng trên tất cả các kênh khác nhau. Hiện tại, mới chỉ có kênh phân phối cơ bản, mỗi kênh được phát triển một cách độc lập bởi những nhà cung cấp khác nhau mà chưa tuân thủ kiến trúc đa kênh nhất quán.

2.3.2.4. Tính chuyên nghiệp trong công tác cung ứng sản phẩm dịch vụ chưa cao, Ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng thị trường để phát triển sản phẩm, dịch vụ

Thứ nhất, tăng trưởng dịch vụ còn thấp, cơ cấu không ổn định

Tỉ trọng thu ngoài tín dụng trong tổng thu nhập còn thấp, tốc độ tăng qua các năm chưa cao. về cơ cấu chi tiêu thu ngoài tín dụng, mức độ đóng góp của các khoản thu không xuất phát từ hoạt động dịch vụ như thu từ phí điều chuyển vốn, thu từ kinh doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng cao.

Thứ hai, sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, thị phần còn hạn chế

Khách hàng khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chiếm phần lớn khách hàng của Agribank (80%) về thị phần sản phẩm dịch vụ, tập trung chủ yếu là các sản phẩm dịch vụ truyền thống như huy động, cho vay. Đối với các sản phẩm dịch vụ hiện đại, đây là các sản phẩm mới được phát triển, thị phần còn rất khiêm tốn, sức cạnh tranh còn thấp so với các ngân hàng khác thể hiện ở chỗ doanh thu thấp, các tiện ích chưa nhiều, sản phẩm chưa được khách hàng biết đến rộng rãi .

Thứ ba, Chi nhánh chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường. Tuy đã quan tâm đến việc “bán chéo” sản phẩm nhưng với lợi thế “sân nhà” là thị trường nông nghiệp, nông thôn - lợi thế cạnh tranh tuyệt đối, rất có tiềm năng phát triển chưa được Chi nhánh chưa khai thác hết.

Một phần của tài liệu 0542 Giải pháp đa dạng hóa hoạt động kinh doanh NH tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bắc Ninh Luận văn Thạc sỹ Kinh tế (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w