Thứ nhất, Nhà nước cần sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói riêng.
- Sớm sửa đổi Pháp lệnh Kế toán - Thống kê. Bổ sung những qui định mới về lập chứng từ kế toán, hạch toán ghi sổ phù hợp với những dịch vụ tài chính ngân hàng thực hiện bằng công nghệ quản lý, thanh toán qua hệ thống vi tính - điện toán theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các chứng từ của ngân hàng điện tử, chữ ký điện tử.
- Cần qui định rõ bằng pháp luật đối với các chứng từ, hoá đơn thanh toán dịch vụ ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý và ban hành mẫu biểu thống nhất, không dùng hoá đơn mua bán hàng hoá thông thường do Bộ Tài chính phát hành như các doanh nghiệp khác.
- Cần nghiên cứu ban hành luật hối phiếu, luật séc và các văn bản liên quan đen hoạt động thanh toán quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt
động kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế, tránh những tranh chấp và rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại và hoạt động thanh toán quốc tế.
- Pháp luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, qui định mức độ mã khoá được đăng ký và sử dụng cho các thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử, đồng thời công nhân giá trị chứng cứ của văn bản điện tử ở các hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, chào hàng, chấp nhận và xác nhận mua hàng...
Thứ hai, cần có chính sách khuyến khích và hô trợ các ngân hàng thương mại hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế đất nước.
- Chính phủ cần cho phép các ngân hàng thương mại được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư trong nước như các doanh nghiệp khác, trong lĩnh vực đầu tư hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng quan trọng và thiết yếu. Ngoài việc dùng vốn tự có để đầu tư, cho phép các ngân hàng thương mại vay vốn dài hạn như các doanh nghiệp khác.
Thứ ba, hoàn thiện môi trường kinh tế, tạo môi trường đầu tư thông thoáng
Tiếp tục sắp xếp đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn mà các thành phần kinh tế khác chưa đủ năng lực hoặc không thể đảm đương được. Việc giải toả vốn bị đóng băng trong các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, rút vốn đầu tư ra khỏi doanh nghiệp không thuộc các lĩnh vực xương sống của nền kinh tế thông qua quá trình tiến hành chuyển dịch sở hữu, xã hội hoá tài sản cũng là biện pháp tạo vốn quan trọng đối với Nhà nước. Bằng cách này, Nhà nước vừa trút bỏ gánh nặng trợ cấp, vừa giải phóng vốn khỏi những hoạt động, những khu vực có hiệu quả kinh tế thấp để đầu tư vào các dự án có khả năng
sinh lời tốt hơn, có hiệu quả cấp số nhân đối với nền kinh tế. Cùng với việc cổ phần hóa, cần nâng cao chất luợng, hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nuớc, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán theo các tiêu chuẩn quốc tế để có các thông tin công khai, minh bạch về tình hình tài chính các doanh nghiệp, giúp ngân hàng có các thông tin chính xác để có quyết định đầu tu đúng đắn và Nhà nuớc có thể hoạch định chính sách kịp thời.
Thứ tư, cần có những chính sách để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển bưu chính viễn thông và Internet để tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại thực hiện đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Qui định trả luơng cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp nhà nuớc thông qua tài khoản ở ngân hàng hay ban hành những bộ luật nhằm đảm bảo quyền lợi của nguời dân khi gửi và mở tài khoản tại ngân hàng..., truớc mắt sớm có Nghị định về Thanh toán qua ngân hàng để thay thế Nghị định số 91/CP ngày 25/11/1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt đã quá lạc hậu. Đồng thời Chính phủ cần cho phép Ngân hàng Nhà nuớc thay đổi mệnh giá đồng tiền phát hành, phát hành thêm tiền kim khí để sử dụng đuợc các máy tự động. (Khi sử dụng các máy tự động, khách hàng muốn nạp tiền vào tài khoản qua máy thì tiền phải in lại để máy có thể nhạn dạng đuợc...) nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nhất là trong dân cu.