Quy trình nghiên cứu trải qua nhiều bước từ việc xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu đến các bước xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo, thiết kế bảng hỏi, thu thập, xử lý phân tích số liệu, đánh giá và thảo luận kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng.
Quy trình nghiên cứu và tiến độ thực hiện được thể hiện trong Sơ đồ 3.1 và Bảng 3.1:
Bảng 3.1 Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu
Bước Giai đoạn Phương
pháp
Kĩ thuật thu thập
dữ liệu mẫu Cỡ Địa điểm
1 Nghiên
cứu sơ bộ
Định tính Phỏng vấn tay đôi với
chuyên gia n =7
Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến Định lượng
sơ bộ Gửi bảng hỏi trực tiếp n = 80
2
Nghiên cứu chính
thức
Định lượng
chính thức Gửi bảng hỏi trực tiếp n = 320
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.3 Phương pháp nghiên cứu định tính
Phỏng vấn chuyên sâu hay còn gọi là phỏng vấn cá nhân cho phép người làm nghiên cứu có thể thảo luận những vấn đề cá nhân hay những vấn đề nhạy cảm, có thể tiếp xúc với nhiều loại khách hàng khác nhau để tìm được những thông tin làm nền tảng cho việc thảo luận với một nhóm khách hàng rộng hơn.
Nghiên cứu thăm dò, khám phá dùng nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh, chọn lọc lại các biến quan sát dùng đo lường khái niệm nghiên cứu. Đây là bước nghiên cứu sơ bộ để sàng lọc lại các biến đưa vào mô hình nghiên cứu, kiểm tra các thang đo sử dụng, tham khảo các ý kiến từ phía lãnh đạo Công ty, các chuyên gia về
vấn việc nghiên cứu, trên cơ sở đó xây dựng các thang đo để đưa vào mô hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi.
Trước tiên, tác giả sẽ chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận và trao đổi với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt tại công ty TNHH Thịnh Đức Tiến với nội dung tập trung về các yếu tố tác động đến động lực làm việc cho người lao động. Từ đó đưa ra các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của lãnh đạo Công ty và các chuyên gia. Phỏng vấn thử năm khách hàng ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của họ về vai trò của các yếu tố: bản chất công việc, môi trường làm việc, sự tự chủ công việc, tiền lương phúc lợi, sự hỗ trợ của cấp trên, cơ hội phát triển, văn hoá doanh nghiệp đến động lực và hiệu quả làm việc của nhân viên và các mong muốn của nhân viên đối với ngân hàng
Kết quả của phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đã đồng ý tán thành với mô hình nghiên cứu đề xuất. Các thang đo nháp sau khi xây dựng đã được thảo luận chỉnh sửa ngữ pháp, chính tả, ngữ nghĩa. Bảng câu hỏi trình bày nội dung chính là các phát biểu chính thức liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng đến động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến bao gồm 34 câu hỏi cho các yếu tố ảnh hưởng và 06 câu hỏi đối với động lực làm việc cho người lao động, các thông tin nhân khẩu học (Xem thêm bảng câu hỏi khảo sát tại phụ lục 1).
3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đi trước, việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho người lao động sẽ sử dụng lại các biến số có sẵn trong mô hình tạo động lực của Kovach, đồng thời bổ sung thêm một yếu tố mới để phù hợp với đặc thù của ngành kinh doanh xi măng và dịch vụ xây dựng, cũng như điều kiện thực tế tại Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến.
Bước 1: Bước tiếp theo của việc phân tích thang đo nghiên cứu là phân tích yếu tố khám phá (EFA) đánh giá độ hội tụ của các biến số đo lường các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số KMO >0.5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig. < 0.05) thì các biến quan sát có tương quan
với nhau trong tổng thể. Kết quả nhóm nhân tố được thể hiện trong bảng Rotated Component Matrix và hệ số tải yếu tố - factor loading có giá trị lớn hơn 0.5 để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một yếu tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Điểm dừng khi trích các nhấn tố có hệ số Eigenvalue lớn hơn 1 và Thang đo được chấp nhận với tổng phương sai trích thoã mãn lớn hơn 50% (Gerbing và Andessen, 1998).
Bước 2: Từ kết quả phân tích thành phần chính, vận dụng phân tích tương quan để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến ảnh hưởng đến khả năng tạo động lực cho người lao động. Các biến độc lập được xác định ở bước trên và cùng với một biến phụ thuộc các biến tổng hợp từ số liệu điều tra được đưa vào phân tích hồi quy. Sau khi đã thỏa mãn các yêu cầu đặt ra, tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết bằng phân tích hồi quy bội và kiểm định một số giả thuyết đặt ra về sự khác biệt trong yếu tố tạo động lực với mức ý nghĩa β= 0.05.
3.5 Thiết kế biến số và thang đo nghiên cứu
Các khái niệm các yếu tố độc lập và phụ thuộc trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến được chắt lọc, kế thừa và bổ sung từ các nghiên cứu trước. Tổng số thang đo nghiên cứu được sử dụng là 34 thang đo cho 07 biến độc lập và 06 thang đo biến phụ thuộc động lực làm việc của nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến. Thang đo Likert 1-5 sẽ được sử dụng để đo mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với các thang đo nghiên cứu được đề xuất trong mô hình. Cụ thể các cấp độ đánh giá như sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.
Bảng 3.2. Biến số đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Biến số Nguồn
Bản chất công việc (CV)
CV1-Công việc tại công ty giúp tôi phát huy được năng lực cá nhân
Analoui (2000); Oosthuizen (2001) CV2-Công việc rất đa dạng và đòi hỏi sự sáng tạo
CV3-Công việc có nhiều thử thách và tôi muốn chinh phục nó CV4-Tôi sẽ hoàn thành công việc mà không muốn phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác
CV5-Tôi rất hào hứng khi nói về công việc của mình
Thu nhập và phúc lợi (TP)
TP1-Tôi hài lòng về tiền lương nhận được hiện tại
Simons và Enz (1995); Artz (2008); Kukanja (2012) TP2- Chính sách tiền lương của công ty là phù hợp
TP3-Tôi được sẽ được thưởng hoặc tăng lương khi hoàn thành tốt công việc
TP4-Tiền lương của công ty được trả công bằng TP5-Tiền lương cao là rất quan trọng đối với tôi
TP6-Tôi cảm thấy hào hài lòng với chính sách phúc lợi tại công ty
TP7-Các chính sách phúc lợi của công ty rất hấp dẫn đối với tôi
Sự tự chủ trong công việc (TC)
TC1-Tôi biết chính xác nhiệm vụ công việc của mình
Hackman và Oldham (1976)
TC2-Tôi được tạo điểu kiện tham gia vào các quyết định có liên quan đến sở trường của tôi
TC3-Tôi được tạo điềnu kiện khi đưa ra các ý tưởng mang tính sáng tạo các sáng kiến, cải tiến phục vụ cho tổ chức
TC4-Tôi có đủ thẩm quyền quyết định phương pháp thực hiện công việc trong lĩnh vực củat tôi
TC5-Tôi được giao quyền kiểm soáttoàn bộ số lượng công việc của mình
Sự phát triển (PT)
PT1-Tôi được các nhà quản trị tạo nhiều cơ hội để cập nhật tạo kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc
Oosthuizen (2001); Steyn (2002); Boeve (2007); Trần Kim Dung
(2009) PT2-Tôi biết rõ những điều kiện để được thăng tiến của công ty
PT3-Mọi người điều có cơ hội thăng tiến như nhau
PT4-Công ty giúp tôi có kế hoạch phát triển nghề nghiệp rõ ràng.
PT5-Lãnh đạo Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được nhận được nhiều cơ hội để thăng tiến và phát triển.
Môi trường làm việc (MT)
MT1-Nơi làm việc của tôi rất an toàn
Kovach (1987); Pearson (1991); Boeve
(2007) MT2-Môi trường làm việc của Công ty luôn được xử lý sạch sẽ,
không độc hại
MT3- Các trang thiết bị và công cụ làm được cung cấp đầy đủ MT4-Thời gian làm việc hợp lý
MT5-Đồng nghiệp của tôi rất vui vẽ và thân thiện
Sự giúp đỡ của cấp trên (HT)
HT1-Tôi luôn được cấp trên hỗ trợ chuyên môn trong công việc
Brooks (2007) HT2-Tôi thuờng xuyên được cấp trên hướng dẫn trong quá trình
làm việc
HT3-Cấp trên quan tâm giúp đỡ tôi giải quyết những vấn đề khó khăn
Văn hoá doanh nghiệp (VH)
VH1-Tôi tự hào về công ty tôi đang làm việc
Stephen Overell (2009) Trần Kim Dung, Nguyễn
Ngọc Lan Vy (2011) VH2-Tôi cảm thấy yêu thích văn hóa công ty
VH3-Tôi cho rằng công ty có chiến lược phát triển bền vững VH4-Tôi nhận thấy văn hóa công ty phù hợp
Động lực làm việc (DL)
DL1-Tôi luôn cảm thấy hứng thú với công việc hiện tại
Kovach (1987); Boeve (2007) DL2-Tôi cảm thấy được tạo động lực trong công việc
DL3-Tôi thường làm việc với tâm trạng tốt nhất
DL4-Tôi hài lòng với công tác tạo động lực của công ty
DL5-Tôi đánh giá cao các chính sách tạo động lực của công ty DL6-Chính sách tạo động lực làm tôi có động lực làm việc tốt hơn
Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu trước
3.6 Phương pháp thu thập số liệu
3.6.1 Thiết kế mẫu và phương pháp điều tra chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu được khảo sát tổng thể toàn bộ nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến, trừ ban giám đốc và các nhân viên thừa hành, phục vụ (tạp vụ, lái xe, bảo vệ, môi trường).
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp phi xác suất, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện có thể chấp nhận được giúp tiết kiệm thời gian thực hiện.Theo Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát. Theo Gorsuch (1983) phân tích yếu tố cần có mẫu ít nhất 50 quan sát. Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích yếu tố EFA thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích yếu tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2005). Theo một số nghiên cứu, tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng (Bollen 1989) mô hình khảo sát trong luận văn gồm 08 yếu tố với 45 biến quan sát. Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ 40x5=200 mẫu trở lên (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Vậy số lượng mẫu dùng trong khảo sát là n=300 nên tính đại diện của mẫu được đảm bảo cho việc khảo sát.
Kết quả thu được từ các phiếu khảo sát sẽ được sàng lọc và phân tích định lượng. Quá trình nghiên cứu được trình bày chi tiết ở phần quy trình nghiên cứu phía trên. Do vậy, mẫu được chọn sẽ bao gồm 300 phiếu khảo sát thực hiện trên các nhân viên đang làm việc tại Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến.
3.6.2 Xây dựng bảng hỏi
Bảng hỏi nghiên cứu được thiết kế theo dạng bảng hỏi có cấu trúc. Tiêu chí yêu cầu đối với bảng hỏi: được thiết kế với cấu trúc rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp, câu từ ngắn gọn rõ nghĩa dễ hiểu và dễ trả lời (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nội dung chủ yếu của bảng hỏi bao gồm thông tin nhân khẩu học và các biến số đo lường các yếu tố: Bản chất công việc; Sự tự chủ công việc; Tiền lương và phúc lợi; Sự phát triển; Điều kiện làm việc; sự hỗ trợ của cấp trên và động lực làm việc của nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến. Cấu trúc bảng hỏi gồm 3 phần:
- Phần I: Giới thiệu tác giả và mục đích nghiên cứu của đề tài, cam kết của tác giả về tính bảo mật thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát.
- Phần II: Thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát bao gồm: giới tính, tuổi, kinh nghiệm, vị trí và trình độ học vấn.
- Phần III: Đánh giá các biến số đo lường các yếu tố ảnh hưởng và động lực làm việc của nhân viên hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến thông qua thang đo Likert 1-5. Yêu cầu đối với các câu hỏi cần rõ ràng, logic, ngắn gọn, tập trung và dễ hiểu để đối tượng điều tra có thể trả lời chính xác và bám sát được mục tiêu nghiên cứu. Các câu hỏi cần được phân ra rõ ràng, riêng biệt theo nhóm các yếu tố ảnh hưởng để đối tượng khảo sát tiện theo dõi và đánh giá.
3.6.3 Triển khai thực hiện thu thập số liệu
Kích thước mẫu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu
Để đảm bảo tính khả thi cao trong khảo sát, mẫu được chọn sẽ theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện bao gồm 300 phiếu khảo sát thực hiện trên các nhân viên
đang làm việc tại Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến. Với quy trình thực hiện như trên thì nghiên cứu này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về cỡ mẫu cho phân tích yếu tố.
Công cụ thu thập dữ liệu
Công cụ sử dụng để thu thập dữ liệu là các phiếu điều tra khảo sát dựa trên mô hình Kovach (1987). Phiếu điều tra khảo sát sử dụng thang đo Likert với 5 cấp độ từ “Hoàn toàn không đồng ý” tới “Hoàn toàn đồng ý”.
Phiếu điều tra gồm 7 yếu tố ảnh hưởng với 34 biến quan sát và yếu tố động lực làm việc cho người lao động với 06 biến quan sát phụ thuộc nhằm thu thập ý kiến của nhân viên đánh giá tác động các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến.
Quy trình thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu sẽ được thực hiện bằng việc phát phiếu điều tra tại các phòng ban, bộ phận chuyên môn trong Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến. Phiếu điều tra được xây dựng ngắn gọn, dễ hiểu đủ để đảm bảo thu được số phiếu trả lời nhiều và hiệu quả nhất. Người đi thu thập dữ liệu cũng được đào tạo các kỹ năng cần thiết để đạt được hiệu quả trong việc thu thập như : Đọc và ghi chép thông tin, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lắng nghe. Quá trình thu thập phiếu điều tra diễn ra từ bước kiểm đếm phiếu khảo sát, kiểm tra độ tin cậy thông tin, bàn giao hướng dẫn cho các phòng ban/bộ phận chuyên môn về phiếu điều tra khảo sát, cách thức đánh giá. Cuối cùng là thu thập phiếu khảo sát, tiến hành phân loại phiếu và nhập liệu.
3.7 Phương pháp xử lý số liệu 3.7.1 Thống kê mô tả mẫu dữ liệu 3.7.1 Thống kê mô tả mẫu dữ liệu
Mô tả mẫu nghiên cứu là phương pháp sử dụng các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình , độ lệch chuẩn, tần suất, tỷ lệ phần trăm để đánh giá tổng thể mẫu nghiên cứu (đối tượng điều tra) hay phân tích đánh giá khái quát thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu.
3.7.2 Phân tích thang đo
3.7.2.1. Phân tích độ tin cậy thang đo
Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định sự tin cậy của các thang đo, từ đó loại đi các biến hoặc thang đo không đạt yêu cầu. Giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha biến thiên từ 0 đến 1, được phân thành 3 bậc như sau:
Từ 0.8 đến bằng 1: Thang đo rất tốt
Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: Thang đo có thể sử dụng được
Từ 0.6 trở lên: có thể sử dụng được trong một số trường hợp khái niệm
đang đo lường là mới hoặc trong bối cảnh nghiên cứu mới(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Hệ số Cronbach’s Alpha được xem xét cùng với hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) để quyết định loại biến. Khi hệ số tương quan biến – tổng