Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đi trước, việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho người lao động sẽ sử dụng lại các biến số có sẵn trong mô hình tạo động lực của Kovach, đồng thời bổ sung thêm một yếu tố mới để phù hợp với đặc thù của ngành kinh doanh xi măng và dịch vụ xây dựng, cũng như điều kiện thực tế tại Công ty TNHH Thịnh Đức Tiến.
Bước 1: Bước tiếp theo của việc phân tích thang đo nghiên cứu là phân tích yếu tố khám phá (EFA) đánh giá độ hội tụ của các biến số đo lường các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số KMO >0.5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig. < 0.05) thì các biến quan sát có tương quan
với nhau trong tổng thể. Kết quả nhóm nhân tố được thể hiện trong bảng Rotated Component Matrix và hệ số tải yếu tố - factor loading có giá trị lớn hơn 0.5 để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một yếu tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Điểm dừng khi trích các nhấn tố có hệ số Eigenvalue lớn hơn 1 và Thang đo được chấp nhận với tổng phương sai trích thoã mãn lớn hơn 50% (Gerbing và Andessen, 1998).
Bước 2: Từ kết quả phân tích thành phần chính, vận dụng phân tích tương quan để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến ảnh hưởng đến khả năng tạo động lực cho người lao động. Các biến độc lập được xác định ở bước trên và cùng với một biến phụ thuộc các biến tổng hợp từ số liệu điều tra được đưa vào phân tích hồi quy. Sau khi đã thỏa mãn các yêu cầu đặt ra, tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết bằng phân tích hồi quy bội và kiểm định một số giả thuyết đặt ra về sự khác biệt trong yếu tố tạo động lực với mức ý nghĩa β= 0.05.