Bảng 3 .1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Mỹ giai đoạn 2016-2018
Bảng 3.4 Tổng hợp các thang đo của nghiên cứu
STT Mã hóa
biến Biến quan sát Nguồn
Thương hiệu ngân hàng (TH)
1 TH1 Ngân hàng có lịch sử lâu đời Lương Trung Ngãi (2018) 2 TH2 Ngân hàng được nhiều người biết
đến
Lương Trung Ngãi (2018), Lê Đức Huy (2015)
3 TH3 Ngân hàng ln giữ chữ tín đối với khách hàng
Nguyễn Phúc Chánh (2016), Lương Trung Ngãi (2018) 4 TH4 Mức độ xuất hiện của ngân hàng
trên các phương tiện truyền thông
Lương Trung Ngãi (2018), Nguyễn Thế Doanh (2017) 5 TH5 Ngân hàng có mạng lưới giao dịch
rộng khắp Nguyễn Thế Doanh (2017)
Lãi suất, phí vay vốn (LSV)
6 LSV1 Ngân hàng có lãi suất vay vốn hấp
dẫn Lương Trung Ngãi (2018)
7 LSV2 Ngân hàng có lãi suất cho vay cạnh tranh với các ngân hàng khác
Lương Trung Ngãi (2018), Nguyễn Phúc Chánh (2016)
STT Mã hóa
biến Biến quan sát Nguồn
8 LSV3 Ngân hàng có chính sách lãi suất cho vay linh hoạt
Lương Trung Ngãi (2018), Nguyễn Phúc Chánh (2016) 9 LSV4 Ngân hàng có các chương trình
khuyến mãi, ưu đãi lãi suất cho vay Nguyễn Thế Doanh (2018)
Nhân viên ngân hàng (NV)
10 NV1 Nhân viên ngân hàng thực hiện giao dịch nhanh
Lương Trung Ngãi (2018), Nguyễn Phúc Chánh (2016) 11 NV2 Nhân viên ngân hàng phục vụ nhiệt
tình, vui vẻ
Lương Trung Ngãi (2018), Lê Đức Huy (2015)
12 NV3 Nhân viên ngân hàng hướng dẫn thủ
tục vay vốn rõ ràng Lương Trung Ngãi (2018)
Sự thuận tiện (STT)
13 STT1
Vay thấu chi giúp khách hàng chủ động được nguồn tiền khi có nhu cầu tiền gấp
Chuyên gia
14 STT2 Khách hàng khơng phải tốn chi phí
khi trả nợ trước hạn Chuyên gia
15 STT3
Khách hàng không phải trả lãi với khoản tiền trong hạn mức vay khi chưa có nhu cầu sử dụng
Chuyên gia
Thủ tục vay (TTV)
16 TTV1 Ngân hàng có thủ tục vay đơn giản Lương Trung Ngãi (2018), Nguyễn Thế Doanh (2017)
STT Mã hóa
biến Biến quan sát Nguồn
17 TTV2 Ngân hàng có thời gian giải quyết hồ sơ vay nhanh
Lương Trung Ngãi (2018), Nguyễn Phúc Chánh (2016)
18 TTV3
Ngân hàng có yêu cầu/ không yêu cầu tài sản thế chấp phù hợp với từng đối tượng vay
Lương Trung Ngãi (2018)
19 TTV4 Ngân hàng có các mức vay phù hợp
với nhu cầu vốn của khách hàng Lương Trung Ngãi (2018) 20 TTV5 Ngân hàng có hợp đồng vay chi tiết,
rõ ràng Lương Trung Ngãi (2018)
Quyết định vay vốn
21 0
Tôi quyết định chưa sử dụng sản phẩm vay theo hạn mức thấu chi tại BIDV Phú Mỹ
Chuyên gia
22 1
Tôi quyết định sử dụng sản phẩm vay theo hạn mức thấu chi tại BIDV Phú Mỹ
Chuyên gia
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
3.6 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm mục đích phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng sản phẩm vay vốn theo hạn mức thấu chi của khách hàng. Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc tiến hành lấy số liệu khảo sát các khách hàng đã, đang có nhu cầu hoặc đang sử dụng sản phẩm Cho vay theo hạn mức thấu chi của BIDV Phú Mỹ.
Các ý kiến trả lời bảng câu hỏi định lượng gồm 15 biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likerts 5 mức độ, (1: hồn tồn khơng đồng ý; 2: khơng đồng ý; 3: không ý kiến; 4: đồng ý; 5: hồn tồn đồng ý).
3.5.1 Kích thước mẫu
Kích thước mẫu nghiên cứu càng lớn càng thể hiện được tính chất của tổng thể. Tuy nhiên kích thước mẫu càng lớn lại càng tốn nhiều thời gian và chi phí nghiên cứu. Do vậy, việc lựa chọn một kích thước mẫu phù hợp là rất quan trọng.
Theo Hair và các cộng sự (2006), kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100, và tỷ lệ số quan sát/ biến đo lường là 1:5. Điều này có nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát (hay số phiếu khảo sát tối thiểu hợp lệ cần thiết).
Do vậy, mơ hình nghiên cứu có 20 biến quan sát thì cần số mẫu tối thiểu là: n = 20 x 5 = 100 mẫu
Với điều kiện về kích thước mẫu như ở trên, tác giả quyết định thực hiện khảo sát với 135 mẫu là phù hợp và thỏa mãn yêu cầu số mẫu tối thiểu. Sau khi thu thập xong mẫu dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành phân tích bằng Phần mềm SPSS 20.0.
3.5.2 Thu thập dữ liệu
- Đối tượng khảo sát: Là khách hàng cá nhân đã, đang có nhu cầu hoặc đang vay vốn tại BIDV Phú Mỹ.
- Dữ liệu được thực hiện thông qua việc gửi Bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. - Địa bàn khảo sát: Tại trụ sở chi nhánh và 5 phòng giao dịch của BIDV Phú Mỹ. - Phương pháp chọn mẫu: mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp thuận tiện.
Lý do chọn phương pháp này là do thứ nhất phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu, thứ hai do điều kiện thời gian và tài chính của nghiên cứu có giới hạn nên khơng phù hợp lựa chọn phương pháp chọn mẫu xác suất. - Thời gian khảo sát: Từ 15/11/2019 đến 15/1/2020.
Số phiếu phát ra: 135 phiếu. Số phiếu thu về: 132 phiếu.
Số phiếu hợp lệ: 132 phiếu Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu.
3.5.3 Thiết kế bảng câu hỏi
Đề tài nghiên cứu sử dụng dạng câu hỏi đóng, nghĩa là người thiết kế bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời. Bảng câu hỏi gồm 2 phần:
- Phần đầu là thông tin cá nhân của người trả lời như giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, ....
- Phần sau là thông tin về quyết định vay vốn theo hạn mức tín dụng của khách hàng cá nhân.
Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo khoảng (Likert) gồm 5 mức độ (1: hồn tồn khơng đồng ý; 2: khơng đồng ý; 3: khơng ý kiến; 4: đồng ý; 5: hồn tồn đồng ý).
3.5.4 Đánh giá thang đo và phân tích kết quả nghiên cứu
Dữ liệu thu thập được thông qua việc phỏng vấn trả lời bảng câu hỏi, sau đó được tổng hợp trên phần mềm Excel và được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Trên cơ sở các số liệu, thông tin được thu thập và dựa trên mục tiêu đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp sau.
➢ Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là kỹ thuật giúp người nghiên cứu mô tả tổng quát đặc điểm mẫu nghiên cứu và kết quả khảo sát có được
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá các đặc điểm cá nhân như độ tuổi và giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn trong mẫu nghiên cứu.
➢ Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích EFA nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, loại bỏ những biến rác (những biến không phù hợp, không đạt tiêu chuẩn).
Thang đo được đánh giá là đạt chất lượng khi: Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể từ 0.6 trở lên và hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát từ 0.3 trở lên.
➢ Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis - EFA) nhằm mục đích rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố (factor loading):
- Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu,
- Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng;
- Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Khi phân tích nhân tố khám phá EFA là phải thỏa mãn các yêu cầu:
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5
- 0.5 ≤ KMO ≤ 1
- Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05)
- Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50% ➢ Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic
Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân, đồng thời xem xét sự phù hợp của các nhân tố trong thang đo và kiểm định các giả thuyết ban đầu.
Đặc trưng của Mơ hình hồi quy nhị phân là biến phụ thuộc chỉ có 2 giá trị là 0 và 1. Mơ hình hồi quy nhị phân Binary Logistic là mơ hình dùng để xem xét mối liên hệ tương quan giữa biến Y (biến phụ thuộc) với các biến còn lại (biến độc lập).
Y = β0 + Σni=1 βi Xi + u
Biến phụ thuộc Y là biến định tính sẽ nhận hai giá trị: với Y= 1 nếu khách hàng quyết định có vay vốn, Y = 0 nếu khách hàng quyết định chưa vay vốn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 tác giả đã trình bày khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV và BIDV Phú Mỹ. Ngồi ra, trong chương này tác giả đã trình bày chi tiết các phương pháp thực hiện nghiên cứu, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu định tính, Phương pháp nghiên cứu định lượng. Tiếp theo, chương 4 dưới đây sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của luận văn.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ở chương này tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài, đồng thời hoàn chỉnh các thang đo và các kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 20.
4.1 Phân tích thống kê mơ tả
4.1.1. Thống kê theo giới tính