Nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa các phòng ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 92 - 104)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.6. Nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa các phòng ban

Để đánh giá thực hiện công việc đạt hiệu quả cao thì phối hợp giữa các phòng ban là vô cùng cần thiết để có thể có nhìn nhận chính xác và kịp thời về tình hình thực hiện công việc của người lao động. Để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các phòng ban, Công ty cần:

Thứ nhất, thống nhất mục tiêu chung về thực hiện công việc, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá thực hiện công việc cho toàn bộ các phòng chức năng của Công ty. Trên góc độ quản trị, Công ty là một doanh nghiệp với quy mô lớn, các nhà quản lý thay vì nhìn nhận các bộ phận một cách độc lập, giờ đây còn phải theo dõi được cả sự liên kết của một bộ máy: chúng có đang ăn khớp với nhau không, chức năng này có đang hoạt động ổn định để tạo đầu vào cho chức năng khác,...

Thứ hai, tạo môi trường giao tiếp dễ dàng cho các phòng ban, đây là cách giúp thông tin đi nhanh, kịp thời để có thể xử lý ngay các vấn đề phát sinh có liên quan tới thực hiện nhiệm vụ của người lao động. Từ đó có thể tiếp nhận ngay những thông tin phản hồi.

Tiểu kết Chƣơng 3

Ở Chương 3, tác giả đã thực hiện được các công việc bao gồm:

Nêu ra mục tiêu, phương hướng đánh giá thực hiện công việc tại công ty Cổ phần Za Hưng để từ đó căn cứ vào những nguyên nhân của hạn chế, tác giả đề xuất giải pháp. Đề xuất các giải pháp bao gồm:

+ Hoàn thiện phân tích công việc.

+ Hoàn thiện tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc. + Nâng cao hiệu quả sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc. + Hoàn thiện lựa chọn và nâng cao chất lượng nhân lực quản lý. + Nâng cao sự phối hợp giữa các phòng ban.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đánh giá thực hiện công việc đóng vai trò vô cùng quan trọng các công tác quản trị nhân sự cũng như tất cả các công tác khác trong doanh nghiệp nói chung. Việc đảm bảo đánh giá thực hiện công việc một cách chính xác, công tâm giúp người lao động cảm thấy thỏa mãn vì được đánh giá đúng thực lực, giúp họ nhìn nhận được thực tế của bản thân và giúp cho Công ty có những số liệu chính xác về tình hình thực hiện công việc của người lao động Công ty.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực tế tại Cổ phần Za Hưng đã giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về đánh giá thực hiện nhiệm vụ của các doanh nghiệp nói chung và của một doanh nghiệp cụ thể. Hiện nay, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tại Công ty đã được thực hiện khá bài bản, đã đảm bảo được tính tập trung, dân chủ, công bằng, khách quan khiến cho người lao động tương đối hài lòng. Tuy nhiên, việc sử dụng kết quả đánh giá chưa mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá thực hiện nhiệm vụ tại công ty Cổ phần Za Hưng.

Các giải pháp mà tác giả đưa ra là một hệ thống đồng bộ từ hoàn thiện phân tích công việc, cho tới hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá và sử dụng các kết quả đánh giá này một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất thêm một số giải pháp có liên quan đến nâng cao chất lượng nhân lực quản lý và sự phối hợp giữa các phòng chức năng trong Công ty. Với những giải pháp này, phần nào có thể khắc phục những hạn chế trong đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Za Hưng và giúp cho Công ty có một đội ngũ nhân sự ngày càng hùng mạnh hơn.

2. Khuyến nghị

Để hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty Cổ phần Za Hưng, tác giả có một số khuyến nghị sau đối với các bộ ban ngành cũng như Nhà nước:

Thứ nhất, cần hoàn thiện chính sách lương, phụ cấp, phúc lợi cho người lao động trong ngành để người lao động có động lực lao động, tạo ra các kết quả lao động tốt hơn.

Thứ hai, cần xây dựng khung chương trình đào tạo phù hợp đối với cán bộ quản trị nhân lực nói chung. Tập trung phát triển kĩ năng và chất lượng cho sinh viên chuyên ngành này, để khi vào môi trường thực tế, các em có thể vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Ánh (2020), Tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp, web www.leanhhr.com, truy cập ngày 10/9/2020

2. Trần Xuân Cầu (2002), Giáo trình Phân tích lao động xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

3. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2019), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Chính phủ nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2020), Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

5. Công ty Cổ phần Za Hưng (2018, 2019, 2020), Quy chế làm việc, Hà Nội 6. Công ty Cổ phần Za Hưng (2018, 2019, 2020), Quy chế chi tiêu nội bộ, Hà

Nội

7. Công ty Cổ phần Za Hưng (2018, 2019, 2020), Kết quả bình xét thi đua, Hà Nội

8. Công ty Cổ phần Za Hưng (2018, 2019, 2020), Báo cáo tổng kết, Hà Nội 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

10.Trần Kim Dung (2018), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

11.Đào Thị Giang (2013), Xây dựng KPI cho vị trí Bí thư liên chi và Bí thư chi đoàn của Đoàn thanh niên Khoa học quản lư, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội

12.Lê Thanh Hà (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

13.Trần Xuân Hải, Trần Đức Lộc (2013), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tài chính, Hà Nội.

14.Hà Văn Hội (2006), Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Bưu điện, Hà Nội.

15.Lê Quang Lâm, Nguyễn Thị Kim Anh (2012), “Vận dụng Bảng đánh giá thành quả tại công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Nha Trang” Tạp chí Kinh tế & phát triển (185 (II),.

16.Trần Thị Tuyết Mai (2009), “Đổi mới đánh giá hoạt động Sư phạm trong trường Trung học phổ thông các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long”, Luận án tiến sỹ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

17.Ngô Quang Minh (chủ biên) (2002), Giáo trình quản lý kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Vũ Hoàng Ngân, Phạm Thị Bích Ngọc (2014), Giáo trình Phát triển nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

19. Hoàng Phê (2015), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

20. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

21.Lê Quân, Trịnh Minh Đức (2018), Bài giảng đánh giá thực hiện công việc, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội

22.Quốc hội nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam (2019), Bộ luật lao động, Bộ luật số: 45/2019/QH14, Việt Nam

23. Nguyễn Thơ Sinh (2015), Kỹ năng quản lý doanh nghiệp, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

24. Huỳnh Thị Thu Sương (2017), Quản trị nguồn nhân lực nguyên tắc và vận dụng trong thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.

25.Lê Thị Lệ Thanh (2012), “Hoàn thiện đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần thủy điện miền Trung”, Luận án tiến sỹ

26. Nguyễn Hữu Thân (2017), Giáo trình Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, Hà Nội.

27. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp,

NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

28. Nguyễn Tấn Thịnh (2005), Giáo trình Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

29.Trịnh Việt Tiến (2018), “Nhận diện hoạt động đánh giá thực hiện công việc trong công tác quản trị nhân lực của tổ chức”, Tạp chí Công Thương, Hà Nội.

30. Lương Văn Úc (2006), Giáo trình Tâm lý học lao động, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

31.Viện Năng suất Việt Nam (2018), Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc, wwwhttps://vnpi-hcm.vn/, truy cập ngày 10/09/2020

32. Cao Hồng Việt (2003), “Đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp”

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ZA HƯNG Xin chào anh chị! Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực hiện Công việc tại Công ty Cổ phần Za Hưng”, tác giả muốn xin ý kiến của anh chị về một số vấn đề, mong anh chị hợp tác để tác giả có thể thu thập được những sô liệu chính xác nhất, từ đó hoàn thành đề tài cũng như làm tài liệu cho Quý Công ty trong tạo động lực lao động. Xin chân thành cảm ơn!

Cảm phiền Anh (chị) khoanh tròn vào phương án mà anh chị lựa chọn

Câu 1: Anh chị cho biết giới tính của mình

A Nam B. Nữ

Câu 2: Anh chị hãy cho biết bộ phận anh chị đang làm việc

……….

Câu 3: Anh chị hãy cho biết chức vụ mà anh chị đang đảm nhiệm

A Quản lý B Người lao động

Câu 4: Theo Anh chị chu kì đánh giá của Công ty hiện nay đã hợp lý chƣa?

A Rất hợp lý B Hợp lý C Bình thường D Chưa hợp lý

Câu 5: Anh chị có đồng tình về việc lựa chọn cán bố đánh giá của Công ty hiện nay không?

A Rất hài lòng B Hài lòng C Bình thường D Không hài lòng E Rất không hài lòng

A Rất hợp lý B Hợp lý C Bình thường D Chưa hợp lý

Câu 7: Theo anh chị, hiện nay điều kiện làm việc đã đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc chƣa? Đánh giá của anh (chị):

A Đáp ứng rất tốt B Đáp ứng tốt C Bình thường D Chưa đáp ứng

Câu 8: Anh chị có thƣờng xuyên vi phạm kỉ luật lao động không

A Rất thường xuyên B Thường xuyên

C Thỉnh thoảng (dưới 3 lần/ năm) D Không bao giờ

Câu 9: Anh chị có cơ hội thăng tiến khi làm việc tốt không

A Có B Không

Câu 10: Anh chị vui lòng cho biết mức độ hài lòng về việc sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc hiện nay tại Công ty (cho các chính sách lƣơng, thƣởng…)

A Rất hợp lý B Hợp lý C Bình thường D Chưa hợp lý

Câu 11: Anh chị có góp ý gì cho Công ty về công tác đánh giá thực hiện công việc hiện nay tại Công ty? Nếu có hãy cho biết cụ thể

……… ……… ………

Phụ lục 02: Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công việc CÔNG TY CỔ PHẦN ZA HÝNG

Phòng:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày...tháng...nãm...

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CÁ NHÂN TUẦN …..

Họ và tên: ... Bộ phận công tác: ...

TT Tên công việc Thời gian làm việc Kết quả làm đƣợc Chýa làm đƣợc Hýớng giải quyết

1 2 3 4

Ghi chú: Nội dung ghi cụ thể, chi tiết

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

..., ngày ... tháng ... năm 20...

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC CỦA CÁ NHÂN NĂM 20.. – 20..

Họ và tên: ...

Phòng: ...

Chức danh, chức vụ: (Chức danh ghi theo mã ngạch công chức). ...

Nhiệm vụ được giao: (Ghi cụ thể công việc được giao trong năm). ...

...

...

...

Tình hình thực hiện các mặt công tác của tôi trong năm ... nhƣ sau: 1. Tự đánh giá việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Quy chế của Ngành, Nội quy của [Đơn vị công tác]; tham gia các phong trào thi đua do chính quyền và các đoàn thể phát động; thực hiện đăng ký thi đua trong năm. 2. Tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao: (Nêu rõ những việc đã làm được, những việc chưa làm được theo chương trình công tác đã nêu trong Bản đăng ký thi đua đầu năm). 3. Nêu rõ sáng kiến cải tiến, những ý kiến đóng góp có giá trị, công trình nghiên cứu khoa học, bài báo được thực hiện trong năm, cải tiến sản xuất,....tại nơi công tác: 4. Học tập văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ: (Đã tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ, ...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 92 - 104)