Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 63 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Các nhân tố bên ngoài

2.3.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế - pháp luật

* Tăng trƣởng kinh tế và mức sống dân cƣ

Thời gian gần đây, Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến đáng kể nhờ việc đẩy mạnh mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA). FTA đang được coi là trào lưu phát triển mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh vòng đàm phán Đô – ha trong khuôn khổ WTO gần như không có tiến triển thì các FTA thế hệ mới chính là xu hướng mà nhiều nước đàm phán, kí kết. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Cụ thể:

- Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.

Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm

G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa.

- Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

- Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.

- Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khuôn khổ 6 FTA khu vực bao gồm:

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung từ năm 1996; mở rộng sang lĩnh vực đầu tư bởi Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA) từ năm 1998 sau đó được thay thế bằng Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA).

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) năm 2002 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) năm 2004, thực hiện từ 1/7/2005; riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Biên bản ghi nhớ Việt Nam – Trung Quốc (tháng 7/2005).

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc được thiết lập bởi Hiệp định hàng hoá ASEAN-Hàn Quốc (AKTIG) ký tháng 8 năm 2006, thực hiện

từ 1/6/2007. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản được thiết lập bởi Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký kết năm 2003, thực hiện từ năm 1998, riêng Việt Nam còn được điều chỉnh bởi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) năm 2008; thực hiện từ 1/1/2009.

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc và NewDealan được thiết lập bởi Hiệp định thương mại tự do và quan hệ kinh tế thân thiện toàn diện ASEAN – Úc và NewDealan (AANZCERFTA), ký kết từ tháng 2/2009, thực hiện từ 1/1/2010.

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ bước đầu hình thành và thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn độ (AICECA) ký năm 2003 và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn độ (AITIG) ký kết năm 2009, thực hiện từ 01/06 năm 2010.

+ Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (2008),

+ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chi Lê (11/11/2011).

+ Ngày 30 tháng 6 năm 2019, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đại diện cho Việt Nam và Cao ủy thương mại Cecilia Malmstrom, Bộ trưởng Romania phụ trách kinh doanh, thương mại và doanh nghiệp Stefan-Radu Oprea đại diện cho EU đã ký kết chính thức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA). Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA)

Ngày 08 tháng 6 năm 2020: Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Với sự tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới, cũng như kí kết các hiệp định thương mại đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm trở lại đây; GDP của Việt Nam trong những năm gần đây được thể hiện thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019

Nguồn: Tạp chí Tài chính

Có thể thấy, trong 10 năm trở lại đây, GDP của Việt Nam liên tuc tăng giảm. Tuy nhiên, giai đoạn 2016 đến 2019, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ, không những đạt mức tăng trưởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỉ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 17% của năm 2015 xuống 13,96% vào năm 2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm 2015 lên 41,17% vào năm 2018 và 41,64 % trong năm 2019; tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33-34,5% từ năm 2015 đến năm 2019.

Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỉ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011- 2015. Năng suất lao động của

toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4791 USD/lao động), tăng 6,2% so với năm trước theo giá so sánh.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Năm 2019, đầu tư phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tư lên mức 33,9% GDP so với 32,6% trong năm 2015. Trong đó, đầu tư khu vực nhà nước chiếm 31% tổng vốn và tăng trưởng 2,6% so với năm trước; mặc dù có tăng trưởng nhưng tỉ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước tiếp tục xu hướng giảm từ mức 38% năm 2015 xuống 31% năm 2019.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ ấy, đầu tư được kích thích phát triển, mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định và giảm dần, phù hợp với bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước.

Trong giai đoạn 2016- 2018, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng (Fed 9 lần tăng lãi suất từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2018, từ mức gần 0% lên mức 2,25-2,5%), NHNN đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.

Những thuận lợi từ tăng trưởng kinh tế vĩ mô đã giúp cho ngành sản xuất điện năng mà Công ty đang hoạt động nhận được nhiều đầu tư từ phía Chính phủ; có nhiều cơ hội hơn trong phát triển thị trường và tìm kiếm khách hàng; lãi suất ngân hàng ổn định giúp cho Công ty có nhiều cơ hội đầu tư phát triển hơn... Từ đó Công ty thu được nhiều lợi nhuận để trích lập các quỹ, sử dụng để nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện nhiệm vụ

* Pháp luật của Nhà nƣớc

Hiện nay Công ty đang áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật sau để phục vụ cho đánh giá thực hiện nhiệm vụ như bộ luật Lao động 2012; các nghị định hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương, tranh chấp lao động, thời gian lao động...; các thông tư hướng dẫn các nghị định...

Như vậy, Công ty đang sử dụng rất đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lao động nhằm mục đích hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc, giúp công tác đánh giá được bài bản, chính xác và khách quan. Khiến cho người lao động cảm thấy hài lòng và không vi phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

* Khoa học công nghệ: Hiện nay, Công ty đã sử dụng khá nhiều ứng

dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phục vụ đánh giá thực hiện công việc như sử dụng camera, máy chấm vân tay, sổ theo dõi điện tử... các thiết bị này giúp lưu trữ và theo dõi quá trình thực hiện công việc của người lao động từ đó giúp kết quả đánh giá khách quan, chính xác.

Bảng 2.15. Các thiết bị phục vụ đánh giá thực hiện công việc mà Công ty đang sử dụng

Thiết bị Số lƣợng

(chiếc) Mô tả

Camera quan sát 135 Dùng để quan sát nhân viên, khách hàng và các hoạt động diễn ra tại Công ty Máy chấm vân tay, thẻ 14 Theo dõi giờ vào ra của nhân viên và

chấm công tự động bằng hình thức quét vân tay hoặc thẻ từ

Hệ thống đánh giá chất lượng phục vụ

22 Dùng để lấy ý kiến khách hàng về chất lượng phục vụ của nhân viên Công ty Tổng đài điện thoại 5 Hỗ trợ liên lạc trong, ngoài Công ty và

đàm thoại hội nghị Hệ thống âm thanh 17 Ghi âm, truyền thông tin

Nguồn: Công ty Cổ phần Za Hưng

Có thể thấy, Công ty khá chú trọng vào các thiết bị phục vụ cho công tác an ninh, theo dõi, đánh giá thực hiện công việc, điều này cũng là lợi thế cho Công ty trong đánh giá thực hiện công việc.

2.3.1.2. Các nhân tố thuộc môi trường xã hội

Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Sáng 11/7/2019 Tổng cục Thống kê tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố kết quả sơ bộ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tính đến thời điểm điều tra dân số vào tháng 4 năm 2019, dân số nước ta có khoảng 96,2 triệu người(với hơn 47,8 triệu nam giới và 48,3 triệu nữ giới). Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Có thể nói nước ta có lực lượng lao động dồi dào và khá cân bằng về cả hai giới. Tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ khá cao so với lao động nam do hạn chế về sức khỏe, những mâu thuẫn giữa sinh đẻ và làm việc, cơ hội tìm được việc làm vừa ý sau khi sinh là thấp.

Chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo

nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Những đặc trưng về lao động của nước ta cũng ảnh hưởng lớn đến đánh giá thực hiện công việc tại Công ty, chất lượng của cả người lao động cũng như cán bộ đánh giá và các nhà quản trị còn chưa cao. Có thể bản thân cán bộ thực hiện công việc đánh giá cũng chưa được đào tạo bài bản hoặc chuyên sâu về đánh giá thực hiện công việc, hoặc chính bản thân những nhà quản trị Công ty cũng chưa sử dụng kết quả đánh giá một cách hiệu quả...

2.3.1.3. Các nhân tố thuộc môi trường ngành

Ngành sản xuất và kinh doanh điện của Việt Nam hiện nay có những đặc trưng sau:

- Đây là ngành then chốt, cung cấp năng lượng phục vụ cho toàn bộ nền kinh tế, chính vì thế ngành được sự đầu tư rất lớn từ phía Nhà nước, người lao động trong ngành cũng có những loại phụ cấp, phúc lợi riêng và có tiêu chí đánh giá riêng

- Có tốc độ tăng trưởng cao, có tính ổn định cao, vì thế thu nhập của người lao động trong ngành cũng cao hơn các ngành khác, chính vì vậy, tính cạnh tranh giữa những người lao động với nhau lớn, đòi hỏi đánh giá thực hiện công việc cần có tính chính xác cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 63 - 70)