Cơ cấu nhân sự phòng Hành chính – Nhân sự năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 47 - 51)

Họ và tên Giới tính Tuổi Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn

Lê Mạnh Toàn Nam 52 Sau ĐH ThS Quản trị nhân sự Nguyễn Tuyết Mai Nữ 45 Đại học CN Quản trị nhân sự Nguyễn Thu Trang Nữ 48 Đại học CN Kinh tế lao động Đinh Thị Phượng Nữ 30 Cao đẳng Kế toán

Bùi Nhật Minh Nam 23 Trung cấp Kế toán

Nguyễn Thị Nhung Nữ 24 Trung cấp Quản trị kinh doanh Phạm Minh Khôi Nam 28 Đại học CN Quản trị nhân sự Trần Tuấn Tú Nam 27 Đại học CN Quản trị kinh doanh Tổng (Người) 08

2.2. Phân tích thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại công ty Cổ phần Za Hƣng phần Za Hƣng

2.2.1. Xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc

Để xác định được mục tiêu đánh giá thực hiện công việc tại Công ty, hội đồng quản trị và ban giám đốc đã tiến hành lấy ý kiến của người lao động cũng như lấy ý kiến của các chuyên gia về các mục tiêu đánh giá thực hiện công việc; sau đó, căn cứ vào tình hình thực tiễn của Công ty, lãnh đạo sẽ đưa ra những mục tiêu cụ thể đối với đánh giá thực hiện công việc. Công ty đưa ra những mục tiêu đánh giá thực hiện công việc phải đạt được bao gồm:

+ Đánh giá thực hiện công việc phải đánh giá được mức độ hoàn thành công việc được giao của người lao động; xem xét xem người lao động có hoàn thành nhiệm vụ không và đang hoàn thành ở mức độ nào (hoàn thành, hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc).

+ Thông qua đánh giá thực hiện công việc, người lao động sẽ nhận thức được những mặt ưu điểm đã đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại trong thực hiện công việc của mình, từ đó, tự bản thân người lao động sẽ có những hướng khắc phục những nhược điểm đó. Khuyến khích nhân viên trong Công ty hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ và có những đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Kết quả đánh giá thực hiện công việc sẽ là cơ sở để các nhà quản trị Công ty sử dụng để phục vụ cho các hoạt động quản trị nhân sự như trả lương; thưởng; đào tạo người lao động; bố trí sử dụng nhân lực; quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực Công ty…

Để đánh giá về mức độ hiểu rõ mục tiêu đánh giá thực hiện công việc của người lao động, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 155 người lao động toàn Công ty và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Nhận thức về mục tiêu đánh giá thực hiện nhiệm vụ của ngƣời lao động Công ty

Mục tiêu Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%)

Trả lương 47 30,3

Tuyển dụng, đào tạo 28 18,1

Thăng tiến, bổ nhiệm 12 7,7

Đánh giá mức độ hoàn thành CV 35 22,6

Khen thưởng, kỉ luật 33 21,3

Tổng 155 100

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự

Công ty đã quy định đầy đủ về mục đích ĐGTHCV, tuy nhiên trên thực tế Công ty mới chỉ dừng lại ở mức làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc và làm căn cứ trả lương thưởng cho NLĐ. Qua phiếu điều tra ta thấy NLĐ vẫn chưa biết được hết mục đích của việc đánh giá. Đây là hạn chế của Công ty, vì người lao động nếu không hiểu được mục đích của công tác đánh giá, thì quá trình đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn, kết quả đánh giá có thể không chính xác do người lao động có thể chỉ làm chống đối hoặc chỉ làm đúng chỉ tiêu không khuyến khích, tạo động lực được cho người lao động, ảnh hưởng tới cả hệ thống đánh giá và các quyết định quản trị nhân lực.

2.2.2. Tiêu chí thực hiện công việc

Hiện nay, hệ thống tiêu chí thực hiện công việc của Công ty được phân loại thành các tiêu chí định tính và các tiêu chí định lượng. Các tiêu chí này được xây dựng chủ yếu dựa trên mục tiêu của Công ty cũng như lấy ý kiến dân chủ từ phía người lao động. Các tiêu chí được phân chia theo các tỷ trọng khác nhau theo mức độ ưu tiên, quan trọng của từng tiêu chí đối với từng chức danh công việc cụ thể. Để xác định tỷ trọng của mỗi tiêu chí, các nhà quản trị Công ty căn cứ chủ yếu vào mục tiêu của mình và một phần căn cứ vào bản mô tả công việc, tổng tỷ trọng của toàn bộ các tiêu chí là 100%.

- Các tiêu chí định lượng được Công ty thuê chuyên gia xây dựng. Có khoảng gần 100 các tiêu chí định lượng trong hệ thống các tiêu chí và các tiêu chí này được phân ra thành 2 nhóm chính: các tiêu chí thuận và các tiêu chí nghịch.

• Các tiêu chí định lượng thuận là các tiêu chí mà người thực hiện công việc đạt được càng cao thì đánh giá càng cao. Các tiêu chí này thường là các tiêu chuẩn về doanh thu, lợi nhuận, số lượng thẻ khách hàng thân thiết, tỷ lệ vệ sinh trung bình trong cửa hàng….

• Các tiêu chí định lượng nghịch là các tiêu chí mà kết quả người thực hiện công việc đạt càng thấp thì đánh giá càng cao. Các tiêu chí này bao gồm các tiêu chuẩn về tỷ lệ tồn kho, tỷ lệ hỏng hóc vật dụng, tỷ lệ thất thoát hàng hóa, các loại chi phí như: chi phí về năng lượng, chi phí an ninh, chi phí quảng cáo, marketing, chi phí về kỹ thuật, bảo trì và sửa chữa tài sản, vật dụng...

- Các tiêu chí định tính có thể thay đổi qua các năm, chủ yếu bao gồm: các tiêu chí định tính về thực hiện công việc, các tiêu chí định tính về phẩm chất, hành vi, thái độ của người lao động. Các tiêu chí về năng lực làm việc của người lao động bị hạn chế đưa vào trong hệ thống các tiêu chí đánh giá do các nhà quản lý chỉ sử dụng các tiêu chí này đối với những quản lý cấp cao khiến kết quả đánh giá không khuyến khích được toàn thể người lao động phát triển năng lực. Các tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên bản mô tả công việc và mục tiêu của Công ty và được xây dựng theo phương pháp thảo luận dân chủ, có sự trao đổi với nhân viên trong quá trình xây dựng.

Các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc mà Công ty xây dựng được thể hiện ở bảng 2.7 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 47 - 51)