Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.7. Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc

Kết quả sử dụng công việc cần được sử dụng một cách linh hoạt và là nguyên liệu đầu vào của của các hoạt động quản trị nhân lực khác, tăng tính chặt chẽ và khoa học trong hệ thống quản trị. Thông thường, kết quả đánh giá thực hiện công việc được sử dụng trong các hoạt động như sau:

- Sử dụng trong việc trả thù lao lao động: Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc vào việc trả thù lao lao động là một biện pháp rất hữu hiệu nhằm tăng động lực lao động và khiến nhân viên gắn bó lâu dài với tổ chức. Việc gắn kết quả đánh giá với thù lao sẽ giúp người lao động cố gắng hơn trong quá trình làm việc, nâng cao năng suất nhằm đạt được kết quả tốt.

- Trả thù lao lao động bao gồm công tác trả công lao động và trả thưởng: + Đối với sử dụng trong việc trả công lao động: Kết quả đánh giá thực hiện công việc có thể gắn với hệ số tham gia lao động của nhân viên hoặc hệ số thi đua. Căn cứ vào các hệ thống này, tổ chức sẽ trả lương cao hơn cho người lao động có kết quả làm việc tốt hơn.

+ Đối với sử dụng trong việc trả thưởng: Dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc, tổ chức sẽ phân loại nhân viên theo nhóm kết quả. Nhóm nào đạt kết quả cao hơn thì được thưởng nhiều hơn. Thông thường, các tổ chức thường phân loại kết quả đánh giá công việc của người lao động thành từ 2 đến 4 nhóm. Nhóm 2 được phân chia đơn giản, bao gồm kết quả đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. Nhóm 4 được phân chia phức tạp hơn: tốt, khá, trung bình và yếu. Đi kèm với hình thức thưởng theo phân chia loại kết quả đánh giá, các tổ chức cũng gắn việc tăng lương kỳ sau cho người lao động dựa trên

việc phân loại này. Người lao động thuộc nhóm có kết quả đánh giá tốt sẽ được tăng lương nhiều hơn và ngược lại.

- Sử dụng trong việc đào tạo, phát triển: Kết quả đánh giá thực hiện công việc thể hiện năng lực, những ưu điểm và nhược điểm của người lao động. Căn cứ vào đó, nhà quản lý sẽ dễ dàng đưa ra những phương pháp đào tạo thích hợp nhằm nâng cao khả năng của người lao động, giúp họ nhằm thực hiện công việc tốt hơn.

- Sử dụng trong việc bố trí và sử dụng nhân viên: Dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc, nhà quản lý sẽ có cơ sở trong việc đưa ra những quyết định về việc bố trí và sử dụng năng lực cho phù hợp. Trong quá trình đánh giá, nhà quản lý có thể bố trí lại lao động nếu như người lao động làm việc chưa đạt hiệu quả do công việc chưa phù hợp hoặc mở rộng công việc, giao thêm những công việc mới hoặc xem xét thăng tiến đối với người lao động có kết quả công việc tốt hơn.

- Sử dụng trong việc cải thiện môi trường làm việc, điều kiện làm việc: Môi trường làm việc và điều kiện làm việc là 2 yếu tố có tác động không nhỏ tới kết quả thực hiện công việc. Nếu như người lao động làm việc trong một môi trường có tiếng ồn cao hoặc thiếu thốn về cơ sở vật chất thì người lao động đó chắc chắn sẽ không thể hoàn thành tốt được công việc. Bên cạnh môi trường và điều kiện làm việc về vật chất, môi trường về mặt tinh thần cũng có sự ảnh hưởng tới kết quả thực hiện công việc. Một tổ chức có văn hóa doanh nghiệp không lành mạnh, cạnh tranh không công bằng hay đấu đá nội bộ cũng khiến cho động lực lao động giảm sút, kết quả thực hiện công việc không cao. Do đó, thông qua kết quả thực hiện công việc và phỏng vấn đánh giá, nhà quản trị cần nắm bắt được những thông tin này để nghiên cứu nâng cao môi trường làm việc và điều kiện làm việc, giúp cho người lao động có điều kiện thực hiện công việc tốt nhất, góp phần thúc đẩy động lực và tăng năng suất lao động.

- Sử dụng trong việc hoàn thành các chính sách quản trị nhân lực khác: Bên cạnh việc sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc nói trên, kết quả đánh giá còn được sử dụng rất nhiều vào các hoạt động quản trị nhân lực khác như: khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng…

Kết quả đánh giá thực hiện công việc cho người quản lý thấy được năng lực và sự cố gắng của người lao động để đưa ra những chính sách khen thưởng và kỷ luật phù hợp. Đối với khen thưởng, bên cạnh việc khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc, nhà quản lý có thể khen thưởng cho những cá nhân có nhiều sự cố gắng trong công việc, luôn có ý thức trách nhiệm và là tấm gương sáng cho toàn tổ chức noi theo. Đối với kỷ luật, trong trường hợp kết quả thực hiện của người lao động luôn ở mức dưới trung bình nhưng không có sự cải thiện hay nỗ lực, các nhà quản lý cần có những biện pháp kỷ luật riêng, sau đó tìm hiều nguyên nhân để giúp người lao động phát triển. Việc sử dụng kết quả đánh giá vào các hoạt động như vậy sẽ giúp tăng thêm sự chặt chẽ và tính khoa học trong hệ thống quản trị và tăng thêm động lực cho người lao động trong tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 30 - 32)