Kinh nghiệm tại một số doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 35 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm tại một số doanh nghiệp

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Sông Đà 6

Công ty cổ phần Sông Đà 6, tiền thân là Công ty xây dựng Thuỷ Công. Đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, thành lập ngày 01/05/1983. Thế mạnh của Công ty là xây dựng thuỷ điện kể từ khi thành lập đến nay. Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư giàu kinh nghiệm, đủ năng lực đảm nhiệm công tác khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế biện pháp thi công... các công trình thuỷ điện có công suất lớn cùng hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, sông Đà 6 đang nỗ lực vươn lên làm chủ công nghệ tiến tới chủ đầu tư các công trình thuỷ điện trong nước và quốc tế, góp phần giảm thiểu tình trạng thiết hụt điện năng trong cả nước.

Công ty Cổ phần Sông Đà 6 đánh giá thực hiện công việc như sau:

- Hàng năm, Công ty tiến hành đánh giá thực hiện công việc của nhân viên và các phòng chức năng, sử dụng kết quả đó để phục vụ công tác thi đua, khen thưởng.

Việc đo lường kết quả ĐGTHCV của người lao động tại Công ty dựa trên Phiếu đánh giá nhân viên.

Các tiêu chí trong bản đánh giá trên được cập nhật, thay đổi hàng năm dựa vào mục tiêu của công ty, của các phòng ban và theo bản mô tả công việc của từng vị trí. Các tiêu chí đánh giá được phân thành ba mục chính với tỷ lệ trọng số khác nhau phục vụ cho việc tính thưởng, tăng giảm lương và các hoạt động quản trị khác như: hiệu quả công việc (70%), năng lực làm việc (15%), thái độ làm việc (15%). Các mục chính này lại được chia thành các tiêu chí nhỏ hơn với tỷ lệ khác nhau. Các tiêu chí nhỏ đó được đánh giá theo 7 cấp độ.

- Bên cạnh cách tính điểm thưởng, công ty cũng áp dụng cách tính điểm phạt tương ứng. Để kết hợp thưởng phạt hài hòa, tuân thủ pháp luật, công ty đã chia tỷ lệ tính điểm thưởng theo 7 cấp độ. Tất cả phương pháp trên được diễn giải bằng văn bản cụ thể, tạo thuận lợi cho người lao động thi hành và thực hiện theo.

- Sau khi tiến hành đánh giá, Công ty thông báo kết quả đánh giá công khai tới toàn bộ nhân viên và tiếp nhận các khiếu nại trong vòng 1 tuần, sau đó sẽ xem xét các khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Tập đoàn Hà Đô

Tập đoàn Hà Đô có tiền thân là Công ty xây dựng Hà Đô, tới nay Hà Đô đã trở thành Tập đoàn chuyên về đầu tư, xây dựng, tư vấn và kinh doanh hùng mạnh. Với 16 công ty thành viên hoạt động chuyên nghiệp trên từng lĩnh vực, Tập đoàn Hà Đô luôn đạt được thành công trong mọi công trình, dự án và được đối tác, khách hàng và các nhà đầu tư tin cậy, đánh giá cao.

Có trụ sở chính tại số 8 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Kể từ năm 1990 đến nay, Tập đoàn Hà Đô đã từng bước phát triển vững mạnh. Từ tiền thân là công ty xây dựng Hà Đô, tới nay Hà Đô đã phát triển trở thành Tập đoàn đầu tư và năng lượng. Với 14 công ty thành viên hoạt động chuyên nghiệp trên từng lĩnh vực, Tập đoàn Hà Đô luôn đạt được thành công trong mọi công trình, dự án và được Khách hàng, Đối tác và các Nhà đầu tư tin cậy, đánh giá cao.

Quy trình ĐGTHCV của Tập đoàn Hà Đô đã được văn bản hóa và xem xét chỉnh sửa, cập nhật hàng năm. Người lao động được chia làm 12 cấp bậc để phân quyền đánh giá, xếp loại. Kết quả ĐGTHCV dựa trên tổng điểm của 04 bộ tiêu chí với điểm số lớn nhất tương ứng là: bảng đánh giá thành tích cá nhân (70 điểm), bảng đánh giá mục tiêu thành tích tập thể (10 điểm), bảng kỹ năng cá nhân (10 điểm), bảng năng lực cá nhân (10 điểm ). Với chu kỳ đánh giá 6 tháng/ lần. Điểm số được tổng hợp làm cơ sở xếp hạng người lao động theo 05 cấp độ: A+, A, B, C, D. Tùy vào kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng năm, công ty sẽ điều chỉnh số lượng các cấp độ khác nhau theo nguyên tắc: kinh doanh càng hiệu quả, càng có nhiều người được xếp thứ hạng cao, tương ứng với đó là các chính sách lương và phúc lợi cũng tăng theo. Ví dụ như: Với người lao động đạt mức xếp hạng A+ hai năm liền sẽ được tăng lương, được cân nhắc lên các vị trí cao hơn. Và một số đặc quyền khác được nêu trong quy trình ĐGTHCV.

Với mỗi vị trí công việc, do đặc thù và tính chất khác nhau, cho nên nội dung bên trong các bảng sau cũng khác: bảng đánh giá thành tích cá nhân, kỹ năng làm việc và bảng yêu cầu năng lực cá nhân.

Để gắn chặt thành tích cá nhân vào tập thể, điểm đánh giá mục tiêu thành tích tập thể là một phần trong tổng điểm của mỗi cá nhân. Cụ thể nêu trong (Phụ lục 2.10).

Có thể nhận thấy, phương pháp ĐGTHCV tại Tập đoàn Hà Đô rất chuyên nghiệp và chi tiết, các mục tiêu, chỉ tiêu được xác định rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, để duy trì được tính hiệu quả và giữ được tính đồng bộ, Tập đoàn sẽ tốn rất nhiều nhân lực để vận hành. Cần phải đầu tư máy móc, trang thiết bị công nghệ thông tin, nhân lực mới có thể quản lý tốt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 35 - 37)