Tiến hành đánh giá thực hiện công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Tiến hành đánh giá thực hiện công việc

Khi tiến hành đánh giá thực hiện công việc, người lao động sẽ được tự đánh giá về thực hiện công việc của mình trong kì, sau đó, người quản lý trực tiếp tại bộ phận người lao động làm việc sẽ tiến hành đánh giá. Căn cứ để đánh giá sẽ được dựa theo các tiêu chí đánh giá thực hiện mà doanh nghiệp xây dựng.

Sau khi đã có những kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ công bố công khai để người lao động biết và thu thập các thông tin phản hồi về kết quả đánh giá, từ đó sẽ điều chỉnh cho phù hợp (nếu có).

Trên thực tế, việc thu thập thông tin phản hồi có thể được diễn ra theo nhiều cách: phỏng vấn đánh giá cá nhân, phỏng vấn đánh giá tập thể, gửi email trao đổi... Thông thường, phỏng vấn đánh giá cá nhân là phương thức được lựa chọn nhiều nhất để tăng sự trao đổi, tương tác giữa nhà quản lý với từng cá nhân trong tổ chức. Phỏng vấn đánh giá cá nhân được hiểu là cuộc đối thoại chính thức của người lãnh đạo trực tiếp với từng cá nhân nhằm xem xét lại toàn bộ tình hình thực hiện công việc của nhân viên. Trong cuộc phỏng vấn, hai bên đều có thể đưa ra những ý kiến riêng của mình khiến việc đánh giá cũng trở nên minh bạch, rõ ràng và cụ thể hơn. Các vấn đề thường được trao đổi trong phỏng vấn thường là xem xét toàn bộ quá trình đánh giá, đưa ra những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục của người lao động, những thông tin về khả năng phát triển trong tương lai. Một số các vấn đề khác cũng thường xuất hiện trong buổi phỏng vấn chính là những đóng góp ý kiến của người lao động đối với các hoạt động, chính sách của tổ chức: môi trường làm việc, sự hợp tác giữa các phòng ban, những bất cập trong việc thực thi chính sách...

Hoạt động phỏng vấn là hoạt động mang tính hai chiều và mang lại nhiều hiệu quả trong công tác quản trị cho cả 2 bên. Về phía người lao động, việc nhận ra những ưu - khuyết điểm và khả năng phát triển của bản thân sẽ giúp họ có động lực thực hiện tốt công việc hơn, thành công hơn và tạo ra

năng suất lao động lớn hơn. Về phía tổ chức, lắng nghe ý kiến đóng góp từ phía người lao động sẽ là cơ sở, căn cứ để các nhà quản lý điều chỉnh phương pháp quản lý cá nhân, điều chỉnh chính sách trong tổ chức, giúp cải thiện môi trường làm việc, chính sách nhân sự, tạo đà cho sự phát triển của bầu không khí lao động tập thể, nâng cao động lực lao động và năng suất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực hiện công việc tại công ty cổ phần za hưng (Trang 29 - 30)