Đối tƣợng Nhóm tiêu chí đánh giá
Đối tượng 1 Quản lý cấp cao và cấp trung Định tính
- Chủ động và có trách nhiệm với công việc - Tuân thủ kỉ luật
- Phát huy năng lực quản lý - Gắn kết nhân viên
- Quản lý nguồn lực Định
lượng
- Khối lượng công việc
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Đối tượng 2 Nhân viên văn phòng Định tính
- Phát huy năng lực chuyên môn - Kỉ luật làm việc
- Chủ động và trách nhiệm trong công việc - Quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên Định
lượng
- Đảm bảo thời gian đúng quy định - Tiến độ công việc
- Chất lượng công việc Đối
tượng 3
Lao động trực tiếp
- Năng suất lao động (đạt bao nhiêu % định mức) - Kỉ luật lao động (có tuân thủ giờ giấc không?
Có tuân thủ nội quy lao động không? ...) - Chủ động trong công việc
- Chất lượng công việc
Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự
Có thể thấy, đối với từng đối tượng người lao động cụ thể, Công ty đều đưa ra các tiêu chí đánh giá theo vị trí công việc của họ. Mỗi vị trí sẽ là các tiêu chí đánh giá khác nhau, có cả các tiêu chí định tính và cả các tiêu chí định lượng. Có thể tham khảo bảng tiêu chí đánh giá của 1 người lao động ở vị trí … (chức danh gì?) tại Phụ lục 01 của luận văn.
2.2.3. Phương pháp đánh giá thực hiện công việc
Phương pháp đánh giá thực hiện công việc của Công ty là phương pháp quản trị mục tiêu kết hợp cùng phương pháp định lượng. Đây là những
phương pháp thường được sử dụng đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
2.2.3.1. Phương pháp quản trị mục tiêu
Đầu mỗi năm, Công ty công bố các kế hoạch cần đạt được trong năm. Công ty đưa ra định mức tiêu chuẩn cho từng tiêu chí, hướng người lao động vào các định mức đó và coi đó là mục tiêu mà người lao động phải đạt được trong năm. Bảng 2.8 minh họa về mục tiêu của một số tiêu chí trong Công ty.