Xây dựng kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 29 - 38)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo

Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo tổ chức tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộtheo những nội dung sau:

1.2.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo

Mục tiêu là đích cần đạt được của mỗi khóa, lớp đào tạo hay một chương trình đào tạo cụ thể. Mục tiêu đào tạo phải nằm trong mục tiêu phát triển của tổ chức ở mỗi giai đoạn khác nhau, tổ chức cần cán bộ có trình độ nào, có năng lực chuyên môn, có khả năng tổ chức, chỉ đạo ra sao, đó là cái đích để đào tạo hướng tới. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào những kiến thức, những kỹ năng cũng như thái độ và hành vi của người học phải đạt được sau khóa đào tạo, qua đó sẽ thể hiện trên kết quả công việc và hiệu quả công tác của toàn bộ tổ chức.

Khi xây dựng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng các nhà quản lý cần nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc SMART với những nội dung sau:

+ Specific (Cụ thể): Các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng phải rõ ràng và

chính xác.

+ Measurable (Đo lường được): Các mục tiêu này sẽ là những điều mà

người học phải có được sau khoá học.

+ Achievable (Có thể đạt được): Các mục tiêu này sẽ là những điều mà

người học phải có được sau khoá học.

+ Relevat (Có liên quan): Các mục tiêu này liên quan đến nội dung

công việc mà người học đang đảm nhận vàcần đượcđào tạo, bồi dưỡng.

+ Timebound (Hạn định thời gian hợp lý): Các mục tiêu này cần nêu rõ thời gian mà người học sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần đạt tới trình độ từ thấp đến cao như:

+ Hiểu biết: ở mức độ này người cán bộ nắm được vấn đề, có khả năng tổng hợp các kiến thức lý thuyết và có khả năng hiểu biết làm chủ lĩnh vực công việc được đảm trách.

+ Hiểu biết và vận dụng: ở mức độ này người cán bộ đã biết sử dụngcác kiến thức đã được tiếp cậnvận dụng vào thực tế công việc, biết tích lũy kinh nghiệm để giải quyết công việc cụ thể của bản thân.

+ Biết ứng xử: ở mức độ này người cán bộ đã thể hiện được tài năng của mình qua thái độ hành vi làm việc khéo léo, hợp lý và hiệu quả.

+ Xử lý và thích ứng: ở mức độ này người cán bộ có thêm những khả năng tiến bộ trong nghề nghiệp, biết thích ứng hoặc chuyển hướng hợp lý mỗi khi có sự biến động và tiến hoá của môi trường bên ngoài.

Để có mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, cần phải xác địnhrõ mục đích cần đat tới của tổ chức, rõ đối tượng cần được đào tạo cũng như phạm vi và thời gian của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Trên phạm vi rộng, trong dài hạn thì mục tiêu đào tạo là mục tiêu tổng quát; trên phạm vi rộng và trong ngắn hạn thì cần xác định rõ các chỉ tiêu cụ thể (lượng hoá mục tiêu). Đối với một khoá đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, ở đó đối tượng đào tạo, bồi dưỡng xác định thì cần đặt rõ mục đích yêu cầu cần đạt tới của khoá học.

Như vậy, về cơ bản, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào mục tiêu của tổ chức, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, vì vậy việc lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cực kỳ quan trọng đối với mọi kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ công đoàn nói riêng. Xác định rõ đối tượng đào tạo, bồi dưỡng không những giúp cho việc xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng mà còn là căn cứ để xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng.

1.2.2.2. Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Trên cơ sở yêu cầu về số lượng và chất lượng cán bộ công đoàn trong chiến lược cán bộ của tổ chức ở từng giai đoạn, kế hợp với công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ mà xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.

Việc lựa chọn đối tượng để đào tạo bồi dưỡng dựa trên nghiên cứu vị trí công tác của cán bộ và xác định nhu cầu và động cơ đào tạo cho tổ chức trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Đối tượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng là tất cả các cán bộ công đoàn do bầu cử, cán bộ chuyên trách công đoàn ở các cơ quan công đoàn các cấp, tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn, các cán bộ chủ chốt của công đoàn cấp trên cơ sở và chủ tịch công đoàn cơ sở. Với cán bộ công đoàn

chuyên trách, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn công tác công đoàn đượcưu tiên cho các cán bộ công đoàn lần đầu tham gia vào Ban chấp hành công đoàn các cấp, cán bộ công đoàn chuyên trách chưa qua đào tạo công tác nghiệp vụ công tác công đoàn được tuyển dụng từ nhiều ngành khác nhau.

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong một lớp học, một chương trình đào tạo rất phong phú và đa dạng giữa các học viên có độ tuổi không đồng đều, có những cán bộ công đoàn có tuổi đời cao vì đã có thời gian công tác nhiều năm, có cán bộ công đoàn tuổi còn trẻ được đoàn viên tín nhiệm bầu, được tuyển dụng khi mới ra trường… hoặc có trình độ, nhận thức khác nhau, có người đã được tiếp cận nghiệp vụ công đoàn, có người chưa được tiếp cận, có người biết về lý luận và nghiệp vụ công đoàn nhưng biết chưa sâu, nhưng hầu hết họ đã trải qua thực tiễn công tác. Do đó trong quá trình đào tạo cũng gặp không ít khó khăn.

Do đặc thù cán bộ công đoàn chuyên trách, đồng thời là công chức trong hệ thống Nhà nước, do vậy, việc đào tạo, tham gia đào tạo phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước, hệ thống công đoàn. Thông thường, các công đoàn ngành xác định nhu cầu đào tạo, thống kê, phân loại nhu cầu đào tạo sau đó đề xuất công đoàn cấp trên (Tổng Liên đoàn) duyệt, có kế hoạch mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời khi mở lớp sẽ thông báo cụ thể, công đoàn cấp dưới căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện để xét duyệt cho đi đào tạo. Ngoài ra, công đoàn cấp dưới chỉ tổ chức đào tạo theo hình thức đào tạo tại chỗ như tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo các mảng chuyên đề cụ thể, đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ dẫn trong công việc… Theo đó, các đối tượng thuộc diện này là các cán bộ công đoàn mới được tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển hoặc cán bộ chuyên trách cần phải đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ theo từng chuyên đề. Riêng cán bộ cần bồi dưỡng để thi nâng hạng, ngạch sẽ được tổ chức công đoàn xét duyệt theo quy trình, điều kiện xét thi nâng ngạch: chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp. Ngoài ra, còn cử đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học… theo yêu cầu của tổ chức.

1.2.2.3. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo

Căn cứ vào mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của bản thân người cán bộ để từ đó quyết định nội dung đào tạo cho phù hợp với cán bộ công đoàn. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần toàn diện, đa dạng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng gồm nhiều môn học, trong đó cần kết cấu có các môn học nâng cao trình độ, có những môn học nâng cao nhận thực, có những môn học đáp ứng trang bị kỹ năng cho cán bộ công đoàn cũng như thiết kế thời gian đào tạo tương ứng.

Về mặt tiếp nhận kiến thức, hành vi nghề nghiệp, người ta chia nội dung đào tạo, bồi dưỡng thành các loại sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng tiếp nhận thông tin: Đây là dạng đào tạo để cung cấp cho cán bộ các thông tin liên quan đến các quy định mới về pháp luật, các chính sách của tổ chức, các chỉ tiêu về hiệu quả…

- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng: Đây là dạng đào tạo để nâng cao “tay

nghề” cho cán bộ, ngoài việc tiếp thu thông tin “phải làm gì” thì người học còn được đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ “làm như thế nào”.

- Đào tạo, bồi dưỡng thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp: Đây là dạng đào tạo phổ biến dành cho các nhà quản lý, giúp họ thực hành các kỹ năng quản lý. Hiện nay trong đào tạo rất cần trang bị cho cán bộ công đoàn nói chung và cán bộ công đoàn chuyên trách nói riêng về kỹ năng mềm để vận dụng khi chỉ đạo, giao tiếp và xử lý các tình huống xảy ra trong hoạt động công đoàn.

- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng: ra quyết định và giải quyết vấn đề trong hoàn cảnh có liên quan đến công việc…

Có thể nói lựa chọn nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc vào mục tiêu đào tạo, nhu cầu đào tạo cũng như động cơ của cán bộ; Người học có những động cơ học không giống nhau, có động cơ học tập xuất phát từ lợi ích của tổ chức như: học để thực hiện nhiệm vụ giao, học để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ…; có động cơ học tập xuất phát từ lợi ích cá nhân như: học nâng cao

trình độ, học để thay đổi chức danh, học vị... có động cơ học tập xuất phát từ lợi ích của xã hội như: chuẩn hoá trình độ, nâng ngạch, nâng bậc... vì vậy nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp mới hấp dẫn và thu hút người học.

1.2.2.4. Lựa chọn phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng là cách thức truyền đạt kiến thức, nội dung tới đối tượng là người học, phương pháp có quan hệ tương tác với các giai đoạn của việc học tập như: giai đoạn tiếp thu ban đầu các thông tin người học (nghe, nhìn và nhớ); giai đoạn xử lý thông tin khi học (người học tự học để xử lý, biến thông tin đó thành hiểu biết riêng của mình); giai đoạn vận dụng thông tin sau khi học. Mỗi giai đoạn học tập tương ứng với một phương pháp nhất định. Bên cạnh đó lựa chọn phương pháp phải phù hợp với đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương pháp phải phù hợp với nội dung được đào tạo, bồi dưỡng, bởi vì nội dung, phương pháp dạy-học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Tương ứng với mỗi kiểu nội dung dạy - học phải có một số phương pháp thích hợp, không có phương pháp vạn năng cho tất cả các nội dung.

Đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức vớinhiều phương pháp khác nhau vàphân loại theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể như:

- Căn cứ vào địa điểm đào tạo hay nơi đào tạo: có phương pháp đào

tạo trong công việc, tức là đào tạo tại chỗ, tại nơi làm việc và đào tạo ngoài công việc, ngoài nơi làm việc.

- Căn cứ vào nội dung và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, các phương pháp

được chia theo các loại sau:

+ Đào tạo, bồi dưỡng về nhận thức gồm các phương pháp như: Bài giảng, thuyết trình, phim, video, các chương trình hướng dẫn mà trong đó các thông tin được trình bày trên giấy hoặc trên máy tính.

+ Đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, gồm các phương pháp như đào tạo theo chỉ dẫn công việc dạy nghề, dạy kèm, hướng dẫn bằng video, cách thức tổ chức sự kiện…

+ Đào tạo, bồi dưỡng để phát triển kỹ năng và thái độ giao tiếp thông qua các phương pháp như: Hội nghị, hội thảo, thảo luận nhóm, đóng vai, mô hình, hành vi ứng xử…

+ Đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề gồm các phương pháp như: nghiên cứu tình huống, phân tích thông tin, kỹ năng lấy ý kiến tập thể lao động...

- Căn cứ vào hình thức tổ chức hoặc quy mô khóa đào tạo, bồi dưỡng,

có thểsử dụng các phương pháp như: phương pháp nghiên cứu tình huống,

phương pháp hội nghị, hội thảo, phương pháp đóng vai,phương pháp thuyết trình…

Hiện nay, trong thời đại phát triển công nghệ thông tin đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ còn có thể sử dụng đào tạo trực tuyến, đây là phương pháp đào tạo mới có nhiều ưu điểm và phù hợp với điều kiện thực tế vừa tiết kiệm vừa giảm thời gian đi lại của can bộ công đoàn.

1.2.2.5. Lựa chọn và đào tạo đội ngũ giảng viên và chuyên viên làm công tác đào tạo

Đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng tác động rất lớn đến kết quả đào tạo. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn Việt nam được tổ chức gồm có:

- Cơ sở đào tạo: Hiện nay trong hệ thống công đoàn cơ sở đào tạocán bộ có 02 trường đào tạo bậc đại học và 04 trường đào tạo cán bộ công đoàn bậc trung cấp theo chương trình chuẩn. Việc tuyển chọn và đào tạo giảng viên căn cứ vào quy mô đào tạo, ngành đào tạo và chỉ tiêu đào tạo được giao cũng như nguồn lực hiện có. Tuyển chọn giảng viên căn cứ vào hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước quy định và căn cứ vào điều kiện thực tế, chiến lược phát triển của nhà trường. Nghị quyết 4a/NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh trong các giải pháp tổ chức thực hiện, đặc biệt là đầu tư cho các nguồn lực trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, cụ thể:

+ Thống nhất quả lý công tác đào tạo, bồi dưỡng trong toàn hệ thống công đoàn. Phòng đào tạo thuộc Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn được kiện toàn, nâng cao năng lực, nhằm đủ sức tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống công đoàn.

+ Trường Đại học Công đoàn và Trường Đại học Tôn Đức Thắng được đầu tư cơ sở, vật chất, mở rộng các ngành đào tạo và cấp đào tạo. Đồng thời, nâng cấp, chuyển đổi các trường cán bộ công đoàn thành các Trường trung cấp chuyên nghiệp, hòa nhập vào hệ thống giáo dục quốc dân. Tranh thủ và phát huy tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của các trường cho công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

+ Việc biên soạn giáo trình, tài liệu được tổ chức nghiên cứu khoa học để trở thành một bộ giáo trình chuẩn áp dụng thống nhất trong toàn quốc dành cho các lớp tạp huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp.

+ Hệ thống quản lý đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức nghiệp vụ công tác công đoàn được quy định thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Dưới góc độ quản lý, cần đặc biệt chú trọng khâu tuyển chọn đội ngũ giảng viên cũng như lựa chọn những người tham mưu hoạch định chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ của tổ chức công đoàn. Khi tuyển dụng những người đảm nhận công tác này phải dựa trên tiêu chuẩn, chức danh cán bộ để tuyển chọn đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng theo yêu cầu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, vừa giỏi về chuyên môn, vừa tinh thông về nghiệp vụ.

Trong hệ thống công đoàn, ngoài đội ngũ giảng viên tại các trường còn có đội ngũ giảng viên kiêm chức tại các Liên đoàn lao động địa phương và Công đoàn ngành trung ương. Nghị quyết 4a/NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ rõ:

+ Tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn cả về số lượng và chất lượng. Xây dựng quy chế hoạt động và các chính sách hỗ trợ, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên kiêm chức hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

+ Đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam.

Việc lựa chọn và đào tạo đội ngũ giảng viên kiêm chức để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn từtrung ương đến cơ cở là hết sức quan trọng. Đối tượng để đào tạo giảng viên kiêm chức chính là những cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)