Hoàn thiện xác định nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 96)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1. Hoàn thiện xác định nhu cầu đào tạo

3.2.1.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Do đặc thù của tổ chức và cán bộ cơng đồn, đội ngũ cán bộ cơng đồn chun trách ln biến động, nhất là biến động theo nhiệm kỳ và phụ thuộc vào kết quả bầu cử Đại hội nhiệm kỳ. Do đó, việc xác định nhu cầu đào tạo cán bộ chun trách cơng đồn cũng gặp khó khăn nhất định. Hơn nữa, chất lượng đội ngũ cán bộ cơng đồn chun trách khơng đồng đều, tuyệt đại đa số trưởng thành từ cơ sở, thơng qua tín nhiệm, bầu cử hay được điều động, phân công từ cán bộ chun mơn sang, chưa có kinh nghiệm thực tế hoạt động cơng đồn. Số cán bộ cơng đồn chun trách chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cơng đồn chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng đồn chun trách, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cơng đồn, bắt buộc phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cơng đồn chun trách này. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu đào tạo cán bộ cơng đồn chun trách khơng phải dễ dàng, ngoài nhu cầu thực tế chuẩn

hóa vị trí, chức danh cán bộ cơng đồn, cịn tùy thuộc vào điều kiện công tác của tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi mà cán bộ đó cơng tác. Và do đó, vấn đề đặt ra là phải có phương pháp, cách thức xác định nhu cầu đào tạo một cách chính xác để rồi từ đó có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ cán bộ cơng đồn chun trách này.Việc xác định nhu cầu đào tạo của Cơng đồn Công Thương từ trước tới nay, chủ yếu dựa trên các căn cứ sau: (1) các cán bộ cơng đồn chun trách mới được bổ sung qua các kỳ đại hội, chưa qua nghiệp vụ công đoàn; (2) Các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu hoặc nâng cao dành cho các cán bộ cơng đồn chun trách theo u cầu đặt ra của tổ chức và cá nhân; (3) Tổ chức tập huấn chuyên đề theo đề xuất của các ban chun đề của Cơng đồn Công Thương đề xuất; (4) Cử các cán bộ Cơng đồn chun trách đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phục vụ cho thi nâng hạng, ngạch công chức theo quy định chung. Việc xác định trên đây chỉ phù hợp với cán bộ cơng đồn chun trách ở các ban của Cơng đồn Cơng Thương và Cơng đồn cấp trên cơ sở trực thuộc, mà khơng phù hợp với với cơng đồn cơ sở do điều kiện công tác mỗi đơn vị rất khác nhau. Để khắc phục những bất cập hiện nay trong xác định nhu cầu đào tạo, đòi hỏi Cơng đồn Cơng Thương cần nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo một cách chuẩn xác hơn.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp

+ Chủ động nắm bắt, thống kê đầy đủ số lượng cán bộ cơng đồn chun trách ở các cấp cơng đồn, phân loại, đối chiếu với yêu cầu tiêu chuẩn vị trí, chức danh cơng việc, lập danh sách những cán bộ kèm theo nhu cầu đào tạo cụ thể để lập kế hoạch đào tạo;

+ Căn cứ vào từng nhu cầu cụ thể, lập dự kiến kế hoạch đào tạo hàng năm, yêu cầu các đơn vị các cấp đăng ký nhu cầu đào tạo kèm theo đề xuất về thời gian đào tạo thích hợp, đồng thời tổng hợp danh sách gửi Ban tổ chức Cơng đồn Cơng Thương tổng hợp, có quyết định chính thức về số lượng, thời gian đào tạo, ra thông báo cho các đơn vị, bố trí cử người tham gia đào tạo;

+ Rà soát hồ sơ, xác định nhu cầu đào tạo đối với các cán bộ cơng đồn chun trách cần chuẩn hóa vị trí, chức danh (Chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, chủ tịch, phó chủ tịch cơng đồn ngành, cơng đồn cấp trên cơ sở), đề xuất đăng ký với Tổng liên đoàn, các cơ sở đào tạo để cử cán bộ đi đào tạo. Trường hợp cán bộ cơng đồn chuyên trách có nhu cầu đào tạo đủ số lượng mở lớp, Cơng đồn Cơng Thương sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo đăng ký mở các lớp đào tạo tại chỗ, tạo điều kiện cho các cán bộ cơng đồn chuyên trách tham gia đào tạo.

+ Ban tổ chức phối hợp với các ban chuyên đề xác định nhu cầu đào tạo, tập hợp danh sách thống nhất để tổ chức đào tạo, trong đó có thể bố trí kết hợp các chun đề hoặc tách riêng tùy theo thời gian và mục tiêu đào tạo của các khóa, lớp.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

+ Ban tổ chức Công đồn Cơng Thương phối hợp và chủ trì trong công tác đào tạo, tham mưu cho lãnh đạo về kế hoạch đào tạo, có trách nhiệm làm đầu mối tổng hợp các nhu cầu đào tạo của toàn bộ các đơn vị, bộ phận trực thuộc.

+ Ban tổ chức cần phân công cán bộ chuyên trách làm công tác đào tạo. + Cần hoàn thiện tiêu chuẩn về vị trí, chức danh cán bộ cơng đồn chuyên trách, làm rõ tiêu chuẩn của cán bộ cơng đồn chun trách bao gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ, quy định rõ các yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, chính trị, các kỹ năng bắt buộc, kỹ năng mềm cần có trong cơng việc…để từ đó có thể đối sánh với năng lực hiện có của cán bộ cơng đồn chun trách, có kế hoạch bồi dưỡng hồn thiện theo yêu cầu nhiệm vụ và công việc đặt ra.

+ Phải tổ chức đánh giá cán bộ cơng đồn chun trách một cách cơng bằng, khách quan để có kết quả chính xác, từ đó rút ra những bất cập và nhu cầu cần thiết phải bổ sung, để đào tạo, bồi dưỡng thêm cho cán bộ cơng đồn chuyên trách. Chú trọng tới các năng lực và các đặc tính cá nhân của cán bộ

chuyên trách, được sử dụng để khẳng định rằng ai là người cần phải đào tạo các kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể thực hiện được vị trí, cơng việc được giao.

+ Để đảm bảo khách quan trong việc tuyển lựa đối tượng đào tạo cần phải cụ thể hóa và công khai mục tiêu cũng như tiêu chuẩn đào tạo. Để xác định đúng đối tượng đào tạo, người xây dựng chương trình đào tạo cần phải trao đổi với những lãnh đạo bộ phận, để biết được năng lực cụ thể của cán bộ cơng đồn chun trách trong thực hiện nhiệm vụ, triển vọng phát triển trong tương lai. Xác định rõ đây là chương trình đào tạo về kiến thức, kỹ năng nào? Sau khóa học phải đạt được những mục tiêu gì? Muốn vậy tiêu chuẩn đối tượng đi đào tạo phải như thế nào? Làm tốt điều này giúp cho tổ chức lựa chọn được đúng đối tượng đào tạo, dễ dàng cho việc bố trí sắp xếp sau này. Tránh sự thắc mắc trong nội bộ đơn vị vì đào tạo nhiều khi không chỉ là nhu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm mà là quyền lợi của đối tượng đào tạo. Lựa chọn sai đối tượng đào tạo sẽ dẫn đến khó đạt được mục tiêu đào tạo như đã đề ra. Vì thế cần khách quan, thận trọng, phải lựa chọn một cách cẩn thận, chính xác, cơng bằng dựa trên cơ sở nghiên cứu và xác định nhu cầu, động cơ đào tạo.

- Cần xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể đối với từng khóa lớp đào tạo, bảo đảm việc lựa chọn đúng người, đúng việc, đúng địa chỉ, tránh tình trạng cảm tính trong lựa chọn, người được chọn phải có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực cần thiết đặt ra, bảo đảm bố trí, sử dụng sau đào tạo. Nếu cần thiết có thể thành lập hội đồng xét duyệt công khai, dân chủ.

- Thông thường khi lựa chọn đối tượng đào tạo, nhu cầu đào tạo có thể vượt quá khả năng, năng lực tổ chức đào tạo. Trong trường hợp này, cần chọn lọc, sắp xếp danh sách theo thứ tự ưu tiên theo các tiêu chí nhất định, bảo đảm tính khách quan, cơng khai và phù hợp với mức độ cần thiết hiện tại.

3.2.1.4. Kết quả kỳ vọng của giải pháp

+ Cập nhật đầy đủ, chính xác các nhu cầu đào tạo cán bộ cơng đồn chun trách trong toàn bộ hệ thống các đơn vị trực thuộc Cơng đồn Cơng Thương.

+ Chủ động lập kế hoạch đào tạo cho cán bộ công đồn nói chung và cán bộ chun trách cơng đồn nói riêng.

3.2.2. Lựa chọn đối tượng đào tạo theo u cầu vị trí cơng việc

3.2.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Lựa chọn đúng đối tượng là yếu tố quan trọng quyết định thành công của công tác đào tạo. Lựa chọn sai đối tượng chẳng những gây lãng phí về tài chính, thời gian và chi phí đào tạo, mà cịn kéo theo các hệ lụy khác trong công tác tổ chức và đào tạo như: không đạt được mục tiêu kỳ vọng trong đào tạo; khó bố trí, phân cơng cơng tác, phá vỡ quy hoạch của tổ chức, gây thắc mắc trong nội bộ; các kiến thức, kỹ năng đào tạo khơng phù hợp với vị trí, cơng việc, nhiệm vụ được phân công…Thực tế, đào tạo các bộ công đồn chun trách tại Cơng đồn Cơng Thương những năm qua cho thấy nhiều cán bộ sau khi đào tạo khơng được bố trí vào đúng vị trí, cơng việc, dẫn đến mai muột về kiến thức, kỹ năng; Nhiều cán bộ được điều chuyển sang vị trí, cơng việc ít liên quan đến kiến thức, kỹ năng được đào tạo, không theo quy hoạch cán bộ ban đầu, gây nghi kỵ trong nội bộ đơn vị. Để nâng cao hiệu quả đào tạo, Cơng đồn Cơng Thương phải đổi mới quy trình, thủ tục lựa chọn đối tượng đào tạo.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

- Việc lựa chọn cán bộ cơng đồn chun trách để đào tạo cần gắn với quy hoạch bố trí, sử dụng cán bộ, phù hợp nhu cầu, đòi hỏi của vị trí việc làm. Theo đó, khi lựa chọn đối tượng đào tạo cần xem xét cả nhu cầu hiện tại và tương lai, cần có quy hoạch rõ ràng, cụ thể.

- Mỗi khóa, lớp đào tạo cần thông báo một cách cụ thể, rõ ràng tiêu chuẩn đối tượng đào tạo, mục tiêu đào tạo, yêu cầu các đơn vị, bộ phận cử đúng đối tượng đào tạo và chịu trách nhiệm trước những đề cử của mình.

- Cần phân tích và làm rõ các tiêu chuẩn yêu cầu đối với người thực hiện công việc, đánh giá sát sao cán bộ để thấy được những hạn chế, khiếm khuyết về kiến thức, kỹ năng, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cơng đồn để

có kế hoạch lựa chọn đào tạo cho phù hợp. Cần làm rõ vị trí, chức danh từng cơng việc, hồn chỉnh các yêu cầu kiến thức, kỹ năng đối với người thực hiện công việc để thuận lợi cho việc lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Cần chuẩn hóa tiêu chí, tiêu chuẩn đào tạo cho từng đối tượng khác nhau bảo đảm phù hợp với mục tiêu và nhu cầu đào tạo đối với từng khóa, lớp đào tạo.

- Bảo đảm tính cơng khai, khách quan, dân chủ trong lựa chọn đối tượng đào tạo.

- Có hệ thống quản lý cán bộ cơng đoàn chuyên trách khoa học, đồng bộ, trong đó làm tốt cơng tác quy hoạch, đánh giá cán bộ, bố trí phân cơng, sử dụng cán bộ cơng đồn chun trách sau đào tạo.

- Tổ chức đăng ký, phân loại nhu cầu đào tạo, có phương án, kế hoạch đào tạo bảo đảm tính đồng bộ, hợp lý và khoa học.

3.2.2.4. Kết quả kỳ vọng của giải pháp

- Bảo đảm lựa chọn đúng đối tượng đào tạo cho từng khóa, lớp đào tạo, bảo đảm khách quan, công bằng, dân chủ và đạt hiệu quả tối ưu trong đào tạo. - Các kiến thức, kỹ năng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu của đối tượng đào tạo phù hợp và sát với nhiệm vụ công việc được phân công đảm trách. Người học có thể phát huy được ở các vị trí, cơng việc sau đào tạo. - Đối tượng đào tạo phải phù hợp và nằm trong quy hoạch phát triển cán bộ của đơn vị và tổ chức, đồng thời có cơ hội phát triển nghề nghiệp cá nhân.

3.3.3. Đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo

3.3.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Cho đến nay, chương trình đào tạo cán bộ cơng đồn chun trách tại Cơng đồn Cơng Thương vẫn chưa có các giáo trình, tài liệu chuẩn, chủ yếu phụ thuộc vào giáo viên và báo cáo viên tự thiết kế và biên soạn theo đơn đặt hàng. Do đó, cùng một nội dung đào tạo có thể có nhiều quan điểm và cách

tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của giáo viên. Trên thực tế có những tài liệu, bài giảng thiên nhiều về lý thuyết, khơng có kiến thức và kỹ năng thực hành và ngược lại có bài giảng, tài liệu thì nặng về kiến thức thực tế, kinh nghiệm thực tiễn mà thiếu đi cơ sở lý luận. Điều đó phần nào làm cho chất lượng đào tạo không được như mong muốn và mục tiêu đào tạo đặt ra. Về phương pháp đào tạo cán bộ chun trách cơng đồn vẫn chưa thật đa dạng, phong phú, chưa phù hợp với đối tượng đào tạo, chủ yếu hiện nay là đào tạo ngắn hạn, tập trung theo hình thức bồi dưỡng, tập huấn. Phương pháp giảng dạy là thuyết trình, rất ít trường hợp thực hành, thực tế, giải quyết tình huống. Các phương pháp đào tạo tại chỗ như kèm cặp, chỉ dẫn, đào tạo theo kiểu học nghề, ln chuyển cơng việc cịn ít và chưa thật sự chuyên nghiệp bài bản. các phương pháp đào tạo ngồi cơng việc như hội thảo, tham quan học hỏi kinh nghiệm, đào tạo nhờ sự trợ giúp của máy tính, đào tạo xử lý cơng văn giấy tờ, đào tạo từ xa...chưa được áp dụng để đào tạo cán bộ Cơng đồn chun trách. Từ những hạn chế đó địi hỏi Cơng đồn Cơng Thương cần nghiên cứu đổi mới cả về nội dung và phương pháp đào tạo cho phù hợp với nhu cầu, mục tiêu, đối tượng đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo.

3.3.3.2. Nội dung giải pháp

- Cần tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo cán bộ cơng đồn chuyên trách phù hợp với mục tiêu, nhu cầu, đối tượng đào tạo. Kết cấu nội dung chương trình đào tạo cần có sự điều chỉnh bảo đảm sự cân đối, hài hòa cả về kiến thức và kỹ năng thực hành, giữa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn hoạt động cơng đồn sao cho sát với thực tế cơng việc của cán bộ cơng đồn chuyên trách các cấp khác nhau.

- Cần biên soạn tài liệu học tập theo hướng sổ tay cơng tác cơng đồn để thuận tiện cho cán bộ cơng đồn chuyên trách nghiên cứu.

- Cần có tạp chí hoặc chuyên mục trao đổi về nghiệp vụ cơng đồn, kinh nghiệm hoạt động cơng đồn để đồn viên, cán bộ cơng đồn và người lao động trao đổi các vấn đề liên quan đến cơng đồn và nghiệp vụ cơng đồn.

- Đa dạng hóa phương pháp đào tạo, áp dụng các phương pháp đào tạo tiên tiến; tăng cường các phương pháp đào tạo trong công việc và ngồi cơng việc. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế hoạt động của cơng đồn các cấp mà áp dụng các phương pháp đào tạo như: Kèm cặp, chỉ dẫn, luân chuyển công việc; áp dụng các phương pháp đào tạo từ xa; đào tạo tình huống; trao đổi học hỏi kinh nghiệm; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, tìm hiểu về cơng đồn, tổ chức cơng đồn, thi cán bộ cơng đồn giỏi…

- Nội dung đào tạo cho cán bộ cơng đồn chun trách cần tập trung vào những kiến thức cơ bản về pháp luật lao động, pháp luật cơng đồn như: Bộ Luật lao động, Luật cơng đồn, Luật Bảo hiểm xã hội... Trang bị những kiến thức xã hội: Các vấn đề liên quan đến Gia đình, Bình đẳng giới, Dân số- kế hoạch hóa gia đình, phịng chống tệ nạn xã hội…Trang bị các kỹ năng tổ chức hoạt động như: Kỹ năng tuyên truyền miệng, kỹ năng đối thoại, kỹ năng vận động, thuyết phục, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tổ chức các sự kiện văn hóa trong công nhân (các cuộc thi, diễn đàn, tổ chức sân chơi cho CNLĐ; kỹ năng nắm bắt tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)