Các nhân tố môi trường bên ngoài tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 45 - 47)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạocán bộ công đoàn chuyên trách

1.3.2. Các nhân tố môi trường bên ngoài tổ chức

Nhân tố bên ngoài là những nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát và điều chỉnh của tổ chức. Nó ảnh hưởng đến mọi hành vi quản trị trong doanh nghiệp, trong đó có quản trị nhân lực.

Nhân tố bên ngoài luôn biến động, trước hết là sự biến động của công việc dẫn đến yêu cầu thực hiện công việc của nhân viên cũng thay đổi theo. Vì vậy, các cấp quản trị phải kịp thời nhận thức để xác định nhu cầu đào tạo, phải chỉ ra được mục tiêu cần đạt được qua chương trình đào tạo theo nội dung đã được xác định, từ đó mà lựa chọn các phương pháp cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Các nhân tố môi trường bên ngoài có tác động đến đạo tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm những nhân tố sau đây:

1.3.2.1. Sự phát triển về khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ thay đổi từng ngày và ngày càng hiện đại hơn. Theo tính toán của các nhà kinh tế, cứ 10 năm hoặc một số ngành còn nhanh hơn nữa thì 80% công nghệ, máy móc thiết bị trở nên lạc hậu. Muốn cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, máy móc, trang thiết bị phù hợp với điều kiện thực tế đề ra. Khi đầu tư công nghệ mới đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn nhất định để sử dụng thành thạo các máy móc trang thiết bị đó. Vô hình chung nó đã tác động đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

1.3.2.2. Thị trường lao động

Thực trạng dân số và sự vận động của dân số ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động của xã hội, ảnh hưởng đến cung và cầu trên thị trường lao động. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, nó không chỉ là cạnh tranh trên thị phần, giá cả, chất lượng sản phẩm, mà còn cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực. Doanh nghiệp nào có đội ngũ nhân viên giỏi, lành nghề thì càng đứng vững trên thị trường. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp đều có chính sách khuyến khích người lao động học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi các biến động

về quan hệ cung cầu trên thị trường lao động, đặc biệt là quan hệ cung cầu sức lao động, ngành nghề có liên quan đến doanh nghiệp.

1.3.2.3. Chính sách pháp luật của nhà nước

Nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực, tất cả các quốc gia đều có các chính sách thỏa đáng dành cho giáo dục và đào tạo: coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu của đất nước”. Với chủ trương xã hội hóa ngành giáo dục thì kinh phí dành cho giáo dục được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, cùng với việc tăng chi ngân sách giáo dục, nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước tăng lên đáng kể, chiếm 25% -30% tổng nguồn tài chính đầu tư cho lĩnh vực giáo dục.

Phải tôn trọng và thực hiện mọi pháp luật của nhà nước nhất là pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung, quản lý nhân sự nói riêng, kể cả những quy định mang tính pháp lý, quy định bất hành văn mà mọi người đã thừa nhận có liên quan đến quan hệ lao động. Chẳng hạn những quy định về tuyển dụng, về hợp đồng lao động, lương thưởng, thôi việc, làm thêm giờ, điều kiện vệ sinh, an toàn lao động, môi trường làm thêm...

1.3.2.4. Truyền thống văn hóa dân tộc

Văn hóa trong doanh nghiệp là sản phẩm được tạo ra bởi quá trình phấn đấu xây dựng của mọi thành viên trong tổ chức. Các cấp quản trị có vai trò to lớn trong việc định hình và phát triển môi trường làm việc, phải biết sàng lọc những hành vi tích cực, những tấm gương điển hình trong công việc. Hoạt động quản trị phải biết sử dụng phát huy những đặc trưng văn hóa tốt đẹp của doanh nghiệp. Khi triển khai chương trình đào tạo phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh các yếu tố của doanh nghiệp. Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp trước hết là sự ganh đua trong học tập, nâng cao trình độ tạo thành một môi trường cạnh tranh theo xu hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Ngoài ra còn có một số yếu tố thuộc môi trường bên ngoài có ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp như: môi trường chính

trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội, môi trường quốc tế, môi trường dân số, môi trường cạnh tranh.

1.4. Kinh nghiệm đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách của một số công đoàn ngành và bài học rút ra cho Công đoàn Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)