Các nhân tố môi trường bên trong tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 42 - 45)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạocán bộ công đoàn chuyên trách

1.3.1. Các nhân tố môi trường bên trong tổ chức

Có một số nhân tố chính bên trong tổ chức tác động đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực, bao gồm:

1.3.1.1. Quan điểm của cấp quản trị cao nhất

Mỗi tổ chức đều có sứ mạng và mục đích riêng của mình. Mỗi cấp quản lý đều phải hiểu rõ sứ mạng của tổ chức mình. Nếu cấp quản lý có quan niệm đúng đắn về vai trò của giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, sẽ có những chủ trương, chính sách đúng đắn về giáo dục đào tạo như: Khuyến khích, động viên, đầu tư cho học tập, hỗ trợ về kinh phí, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho công tác giáo dục, đào tạo và cho nhân viên tham gia học tập, đào tạo.

1.3.1.2. Đặc điểm, yêu cầu, sản phẩm của tổ chức

Yêu cầu về trình độ kỹ thuật- công nghệ; Yêu cầu về chất lượng sản phẩm; Yêu cầu thay đổi về mẫu mã, mốt... Để đáp ứng được buộc doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức hướng dẫn, đào tạo để nhân viên thích ứng kịp với nhứng yêu cầu thay đổi. Yêu cầu của công việc luôn thay đổi để đáp ứng được sự thay đổi của mục tiêu chung của doanh nghiệp cũng như những thay đổi của môi trường. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp phải phân tích đúng công việc để từ đó có các phương pháp về đào tạo và phát triển cho đúng với yêu cầu của công việc.

1.3.1.3. Khả năng nguồn tài chính

Tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng tổ chức, doanh nghiệp mà nguồn kinh phí cho đào tạo lớn hay nhỏ. Nhưng với nguồn kinh phí lớn sẽ tạo điều kiện về mua máy móc và phương tiện hiện đại hơn, thuê được giáo viên giỏi

hơn từ đó chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao. Nhưng muốn nguồn kinh phí này được đầu tư đúng hướng và mang lại hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ yêu cầu của công việc và thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.1.4. Khả năng đầu tư, tiếp nhận công nghệ – kỹ thuật mới

Là khả năng đầu tư ứng dụng khoa học –kỹ thuật, trình độ quản lý mới, tiếp nhận máy móc, trang thiết bị mới, kể cả việc đổi mới quy trình công nghệ kỹ thuật, những yêu cầu về tác phong lề lối làm việc, kỷ luật lao động… khả năng đầu tư cho công nghệ, kỹ thuật mới càng lớn và nhanh thì yêu cầu đòi hỏi càng nhiều và liên tục đối với DN và có như vậy mới có thể chuyển giao được công nghệ và khai thác tối đa công suất máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật. Máy móc mới, tối tân, tiên tiến mà con người không đủ kiến thức, kỹ năng vận hành thì cũng sẽ vô ích, trái lại còn lãng phí.

1.3.1.5. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc đào tạo

Lớp học, giáo cụ, giáo trình, giáo án, tài liệu, những trang thiết bị, máy móc, những điều kiện cần thiết khác.. phục vụ cho dạy và học. Đây là điều kiện không thể thiếu được đối với quá trình đào tạo. Nó hỗ trợ cho việc đào tạo có chất lượng hơn, nhất là đối với công nhân các thiết bị máy móc, mô hình trực quan là rất cần thiết cho việc thực hành, các giáo trình, giáo cụ sát với thực tế là điều kiện để ứng dụng lý thuyết với thực tiễn rất bổ ích.

1.3.1.6. Khả năng đáp ứng về giáo viên

Giáo viên bên trong và bên ngoài bao gồm cả số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Đây là điều kiện quyết định quy mô và chất lượng đào tạo. Giáo viên được xem như những “máy cái” để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Các doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng một đội ngũ giáo viên lành nghề, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ sư phạm từ chính nội bộ doanh nghiệp và các công tác viên bên ngoài, từ cơ sở đào tạo. Có chính sách, chế độ thỏa đáng đối với họ.

1.3.1.7. Ý thức học tập và sự ganh đua học tập của cán bộ công đoàn

Ý thức, thái độ, động cơ, sự cầu thị, tự giác trong học tập, sự cạnh tranh, nỗ lực phấn đấu ganh đua nâng cao nhận thức chính trị, chuyên môn, tay nghề…ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của hoạt động giáo dục, đào tạo. Các doanh nghiệp cần có những chính sách, chế độ phù hợp gắn liền với quyền lợi cá nhân nhân viên để khuyến khích, động viên mọi người học tập, nhất là để mọi người tự giác trong học tập, vươn lên trong công tác. Xem việc học tập là nhu cầu thiết yếu, thường nhật và suốt đời. Phải tạo ra một phong trào học tập trong doanh nghiệp.

1.3.1.8. Điều kiện sản xuất kinh doanh

Mục đích tổ chức hoạt động giáo dục, đào tạo của doanh nghiệp là nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, để có thể hoàn thành được mục tiêu sản xuất, vì thế đào tạo công nhân vẫn phải bảo đảm rằng công việc vẫn diễn ra một cách bình thường, liên tục, không gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc.. nói cách khác là điều kiện sản xuất cho phép mới có thể bố trí công nhân đi học tập, tổ chức được hoạt động giáo dục đào tạo, không ông chủ nào ngừng sản xuất để đào tạo cả, mặt khác nếu điều kiện cần thiết cho giáo dục, đào tạo không đáp ứng thì cũng không thể tổ chức được.

1.3.1.9. Thực hiện các công tác khác của quản trị nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với các công tác khác của quản trị nhân lực như: Kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân lực, phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc…

Đào tạo nguồn nhân lực là cơ sở, tạo tiển đề cho các công tác trên được thực hiện tốt. Ngược lại, các hoạt động đó lại có tác dụng hỗ trợ cho công tác đào tạo có hiệu quả. Điều này sẽ tạo động lực cho người lao động tích cực tham gia đào tạo hơn và thu được hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)