Lựa chọn đối tượng đào tạo theo yêu cầu vị trí công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 100 - 101)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Lựa chọn đối tượng đào tạo theo yêu cầu vị trí công việc

3.2.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Lựa chọn đúng đối tượng là yếu tố quan trọng quyết định thành công của công tác đào tạo. Lựa chọn sai đối tượng chẳng những gây lãng phí về tài chính, thời gian và chi phí đào tạo, mà còn kéo theo các hệ lụy khác trong công tác tổ chức và đào tạo như: không đạt được mục tiêu kỳ vọng trong đào tạo; khó bố trí, phân công công tác, phá vỡ quy hoạch của tổ chức, gây thắc mắc trong nội bộ; các kiến thức, kỹ năng đào tạo không phù hợp với vị trí, công việc, nhiệm vụ được phân công…Thực tế, đào tạo các bộ công đoàn chuyên trách tại Công đoàn Công Thương những năm qua cho thấy nhiều cán bộ sau khi đào tạo không được bố trí vào đúng vị trí, công việc, dẫn đến mai muột về kiến thức, kỹ năng; Nhiều cán bộ được điều chuyển sang vị trí, công việc ít liên quan đến kiến thức, kỹ năng được đào tạo, không theo quy hoạch cán bộ ban đầu, gây nghi kỵ trong nội bộ đơn vị. Để nâng cao hiệu quả đào tạo, Công đoàn Công Thương phải đổi mới quy trình, thủ tục lựa chọn đối tượng đào tạo.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

- Việc lựa chọn cán bộ công đoàn chuyên trách để đào tạo cần gắn với quy hoạch bố trí, sử dụng cán bộ, phù hợp nhu cầu, đòi hỏi của vị trí việc làm. Theo đó, khi lựa chọn đối tượng đào tạo cần xem xét cả nhu cầu hiện tại và tương lai, cần có quy hoạch rõ ràng, cụ thể.

- Mỗi khóa, lớp đào tạo cần thông báo một cách cụ thể, rõ ràng tiêu chuẩn đối tượng đào tạo, mục tiêu đào tạo, yêu cầu các đơn vị, bộ phận cử đúng đối tượng đào tạo và chịu trách nhiệm trước những đề cử của mình.

- Cần phân tích và làm rõ các tiêu chuẩn yêu cầu đối với người thực hiện công việc, đánh giá sát sao cán bộ để thấy được những hạn chế, khiếm khuyết về kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công đoàn để

có kế hoạch lựa chọn đào tạo cho phù hợp. Cần làm rõ vị trí, chức danh từng công việc, hoàn chỉnh các yêu cầu kiến thức, kỹ năng đối với người thực hiện công việc để thuận lợi cho việc lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Cần chuẩn hóa tiêu chí, tiêu chuẩn đào tạo cho từng đối tượng khác nhau bảo đảm phù hợp với mục tiêu và nhu cầu đào tạo đối với từng khóa, lớp đào tạo.

- Bảo đảm tính công khai, khách quan, dân chủ trong lựa chọn đối tượng đào tạo.

- Có hệ thống quản lý cán bộ công đoàn chuyên trách khoa học, đồng bộ, trong đó làm tốt công tác quy hoạch, đánh giá cán bộ, bố trí phân công, sử dụng cán bộ công đoàn chuyên trách sau đào tạo.

- Tổ chức đăng ký, phân loại nhu cầu đào tạo, có phương án, kế hoạch đào tạo bảo đảm tính đồng bộ, hợp lý và khoa học.

3.2.2.4. Kết quả kỳ vọng của giải pháp

- Bảo đảm lựa chọn đúng đối tượng đào tạo cho từng khóa, lớp đào tạo, bảo đảm khách quan, công bằng, dân chủ và đạt hiệu quả tối ưu trong đào tạo. - Các kiến thức, kỹ năng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu của đối tượng đào tạo phù hợp và sát với nhiệm vụ công việc được phân công đảm trách. Người học có thể phát huy được ở các vị trí, công việc sau đào tạo. - Đối tượng đào tạo phải phù hợp và nằm trong quy hoạch phát triển cán bộ của đơn vị và tổ chức, đồng thời có cơ hội phát triển nghề nghiệp cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn công thương việt nam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)