7. Kết cấu luận văn
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công đoàn Công Thương Việt Nam
Từ những kinh nghiệm đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách của một số công đoàn ngành trên, có thể rút ra một số bài học cho Công đoàn Công Thương Việt Nam sau đây:
Một là, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, chi tiết sát với tình thực tế
của Ngành. Kế hoạch đào tạo được xây dựng trên cơ sở xác định đúng nhu cầu đào tạo và mục tiêu của tổ chức, kế hoạch đó bao trùm được toàn bộ hoạt động đào tạo như xác định mục tiêu đào đạo, nhu cầu đào tạo, chương trình đào tạo, lực lượng giảng viên, kinh phí dành cho đào tạo.... kế hoạch đào tạo được xây dựng phải sát với hoạt động thực tế của chuyên môn và đảm bảo tính khả thi.
Hai là, xác định và lựa chọn đối tượng đào tạo. Đối tượng đào tạo
thường là không đồng nhất, có những cán bộ công đoàn tham gia hoạt động nhiều năm, có những cán bộ công đoàn mới tham gia hoạt động. Vì vậy khi lựa chọn đối tượng đào tạo phải dựa trên cơ sở mục tiêu phát triển, nhu cầu sử dụng nguồn lực của tổ chức cũng như yêu cầu cấp thiết của công việc; ngoài ra còn phải cân đối nguồn lực giữa các bộ phận, điều kiện thực tế và nguồn lực tài chính của tổ chức.
Ba là, chuẩn bị lực lượng giảng viên cho đào tạo. đây là khâu quan
trọng và ảnh hưởng rất lớn tới kết quả đào tạo. Lực lượng giảng viên phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung chương trình đào tạo, vì vậy khi xây dựng
chương trình đào tạo, bộ phận tham mưu đã phải dự kiến giảng viên để thực hiện. Lực lượng giảng viên được sử dụng cho đào tạo bao gồm cả giảng viên trong tổ chức và giảng viện ngoài tổ chức, do đó cần phải có kế hoạch và thông báo sớm cho giảng viên để chủ động trong việc chuẩn bị nội dung cũng như bố trí thời gian thực hiện.
Thứ tư, chuẩn cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ cho đào tạo đó là nơi tổ
chức đào tạo, phòng học, các thiết bị phục vụ cho đào tạo; với tài phục vụ đào tạo phải căn cứ vào nội dung đào tạo để chuẩn bị, tài liệu sử dụng là những tài liệu chính thống do TLĐLĐVN, Trường đại học công đoàn, các trường đại học ngoài hệ thống cũng như tài liệu do giảng viên, giảng viên kiêm chức biên soạn, chú ý tài liệu phải đảm bảo phù hợp với nội dung và đối tượng đào tạo, cập nhật được những vấn đề mới phát sinh từ hoạt động thực tiễn của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn.
Thứ năm, nguồn tài chính dành cho đào tạo, đây là một nội dung quan
trọng trong hoạt động đào tạo, Đào tạo cán bộ công đoàn sẽ sử dụng nguồn tài chính của tổ chức công đoàn để chi cho các hoạt động đào tạo, vấn đề đặt ra là sử dụng nguồn tài chính này sao cho có hiệu quả.Vì vậy cần phải xây dựng cụ thể và chính xác kế hoạch đào tạo, dự kiến trong một năm tổ chức bao nhiêu khóa đào tạo dài hạn, bao nhiêu khóa đào tạo ngắn hạn, số lượng mỗi khóa đào tạo gốm có bao nhiêu học viên; dự kiến số lượng giảng viên trong tổ chức và số lượng giảng viên mời ngoài; dự kiến kinh phí cho cơ sở vật chất; kinh phí cho giáo trình, tài liệu học tập.... như vậy mới đảm bảo cân đối nguồn giữa đào tạo với kinh phí dành cho các hoạt động khác của tổ chức công đoàn.
Tiểu kết chƣơng 1
Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cán bộ, cán bộ công đoàn; về đào tạo đào tạo, đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách; chương 1 cũng đã chuyển tải nội dung về đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách bao gồm: xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ công đoàn sau đào tạo; tác giả đã tham khảo kinh nghiệm đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách của một số ngành và rút ra bài học kinh nghiệm cho Công đoàn Ngành công thương trong hoạt động đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách. Luận văn cũng đã khái quát hóa một số đặc điểm của đào tạo cán bộ công đoàn chuyên trách, cụ thể như:
- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn khá đa dạng, trình độ, kinh nghiệm hoạt động công đoàn không đồng đều. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn nói chung và cán bộ công đoàn chuyên trách nói riêng không những nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn cập nhật những kiến thức mới, nâng cao kỹ năng xử lý các tình huống, kỹ năng tổ chức các hoạt động công đoàn.
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn cần xác định cụ thể nhu cầu, mục tiêu đào tạo trên cơ sở đó để xây dựng nội dung, chương trình cũng như lựa chọn hình thức tổ chức khóa đào tạo cho phù hợp. Để đạt được yêu cầu trên, bộ phận tham mưu cho đào tạo cần phải nghiên cứu kỹ và xây dựng được một kế hoạch đào tạo cụ thể, chi tiết cho mọi công việc có liên quan tới hoạt động đào tạo.
- Với đặc thù hoạt động công đoàn là hoạt động thực tiễn do đó việc xây dựng nội dung, lựa chọn chương trình đào tạo phải đảm bảo phù hợp với đối tượng là cán bộ đi học, nội dung đào tạo không những chuyển tải được kiến thức mới có tính nâng cao mà còn phải đi sâu vào kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động công đoàn giải quyết được những vấn đề, tình huống phát sinh
trong quan hệ lao động hiện nay, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công việc, nhu cầu của người học và hơn nữa là thực hiện được mục tiêu của tổ chức.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tham gia các hiệp định thương mại, Việt Nam đã và đang là thành viên tích cực, vì vậy hoạt động công đoàn trong giai đoạn hiện nay có nhiều tác động, đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ công đoàn có trình độ, có năng lực cũng như bản lĩnh vững vàng. Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn là đòi hỏi cấp thiết, những vấn đề lý luận về đào tạo bồi dương cán bộ công đoàn chuyên trách được trình bày và phân tích trong chương 1 sẽ là định hướng để nghiên cứu và kiểm chứng với thực trạng đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn chuyên trách Ngành công thương trong chương 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH TẠI CỒNG ĐOÀN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM