Bảng 5.3: Thống kê mô tả yếu tố Bản chất công việc.
N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn BCCV1 203 1 5 3.43 1.181 BCCV2 203 1 5 3.72 1.170 BCCV3 203 1 5 3.55 1.191 BCCV4 203 1 5 3.48 1.158 BCCV5 203 1 5 3.58 1.197
Kết quả cho thấy “Bản chất công việc” xếp thứ 3 sau yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” về sự tác động lên động lực làm việc cho công chức. Qua khảo sát cho thấy giá trị trung bình của yếu tố Bản chất công viêc là 3.55. Nhìn chung Bản chất công việc đƣợc công chức trong Chi cục cảm nhận ở mức trung bình.
Nói đến cơ quan nhà nƣớc thì yếu tố ổn định đƣợc xem là lợi thế. Công chức đƣợc đảm bảo một công việc lâu dài trong cơ quan, họ không chịu nhiều áp lực bịđuổi việc hay phải thay đổi công việc. Nếu yếu tốnày đƣợc xem là lợi thế cho công chức thì nó lại chính là điểm hạn chế cho cơ quan nhà nƣớc. Nó sẽ mất cơ hội khai thác hết năng lực của công chức và khó khăn trong việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng đồng bộ. Điều này gây lãng phí rất lớn trong khi nguồn nhân lực đƣợc xem là nguồn lực quan trọng của xã hội. Đây cũng chính là một trong những lý do làm cho hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong các cơ quan nhà nƣớc. Đặc biệt là nguồn nhân lực không cao. Đểduy trì và nâng cao động lực làm việc thông qua yếu tố Bản chất công việc, tác giảđề xuất một số giải pháp nhƣ sau:
Tạo tâm lý an tâm cho công chức trong công tác gắn liền với các chính sách kích thích, nâng cao hiệu quả làm việc cho công chức: Tâm lý của công chức rất quan trọng góp phần xây dựng thái độ làm việc của họ. Nếu công chức chịu áp lực mất việc sẽ khiến họ trở nên thận trọng, tìm cách tự bảo vệ mình và mất đi tính năng động, sáng tạo tự nhiên khi làm việc. Vì vậy, việc tạo tâm lý an tâm cho công chức sẽ tạo điều kiện để họ gắn bó và nỗ lực hơn cho công việc.
Tạo điều kiện cho những công chức có khảnăng, đạo đức phẩm chất tốt và có mong muốn nâng cao kiến thức chuyên môn, lãnh đạo Chi cục cũng nên tạo điều kiện về công việc cho công chức thuận lợi cho việc học tập, có thể nghỉ không lƣơng nhƣng không mất việc hoặc đƣợc bố trí công việc phù hợp hơn.
Tạo môi trƣờng làm việc tốt và công việc thú vị: Việc tạo ra một môi trƣờng làm việc tốt và công việc thú vị giúp ổn định tâm lý công chức, giúp họ an tâm gắn bó với công việc đồng thời kích thích họ nỗ lực. Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng nhƣ nâng cao hiệu quả làm việc cho công chức thì vấn
đề cần phải tập trung ở chính công việc và bản thân nội tại của Chi cục: Làm sao để tạo ra sựổn định nhƣng năng động, tích cực chứkhông nhàm chán, điều đó mới góp phần kích thích động lực làm việc cho công chức đặc biệt là những công chức trẻ. Theo những kết quả nghiên cứu gần đây về những đánh giá của ngƣời lao động khi lựa chọn công việc, thì các yếu tố thu nhập hay khen thƣởng, phúc lợi không còn là mối quan tâm hàng đầu mà thay vào đó là chính công việc và môi trƣờng làm việc. Bởi vì đƣợc làm điều mình thích và đam mê thì tính kích thích động viên sẽ cao hơn.
Nâng cao tính chủ động trong công việc: Nhìn nhận một cách thực tế, tính ổn định trong công việc còn bao hàm cả tính thụ động và an phận trong đó. Vì vậy, dễ nhận thấy phong cách, tinh thần làm việc, ý thức trách nhiệm trong công việc hay tính năng động sáng tạo của công chức trong cơ quan nhà nƣớc có sự khác biệt đáng kể so với các doanh nghiệp bên ngoài. Do vậy, để Chi cục và cảđội ngũ công chức có thể phát triển theo hƣớng hoàn thiện hơn, việc nâng cao tính chủđộng cho công chức là rất cần thiết. Lãnh đạo Chi cục nên tiến hành việc trao quyền, ủy quyền cho cán bộ cấp dƣới, giảm đƣợc trách nhiệm cho công chức quản lý và nâng cao tinh thần trách nhiệm cho công chức cấp dƣới. Đó cũng là cách để tạo nên phong cách làm việc chuyên nghiệp và năng động hơn.
Công việc ổn định giúp công chức an tâm và không lo lắng về việc phải thay đổi công việc đồng thời giúp họ gắn bó chặt chẽ hơn trong công tác. Phối hợp với việc xây dựng các chính sách linh hoạt và năng động hơn trong công việc sẽ tác động tích cực lên động lực làm việc cho công chức.