Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tạo động lực làm việc cho công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 47)

Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng.

3.1.1 Nghiên cứu định tính

Tác giả thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm gồm 10 thành viên tham gia. Mô hình nghiên cứu ban đầu dựa trên cơ sở lý thuyết của Kovach (1987) và các nghiên cứu trƣớc nhƣ đã nêu ởchƣơng 2 đƣợc sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu định tính. Phƣơng pháp này sử dụng nhằm để hiệu chỉnh các thang đo của nƣớc ngoài, xây dựng bảng phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam. Từcơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ. (Tác giả thể hiện tại Bảng phụ lục 1a: Dàn bài thảo luận nhóm).

Qua nghiên cứu định tính, kết quả cho thấy có nhiều yếu tố xác định ở thang đo nháp bị loại bỏ. Cơ sởđể loại bỏ là 2/3 các công chức đƣợc phỏng vấn cho rằng các yếu tốđó không tạo động lực cho họ hoặc là họchƣa quan tâm đến các yếu tố này khi đi làm hoặc có sự trùng lặp yếu tố, yếu tố này đã bao hàm trong yếu tố kia, có những đề xuất mới.

Từđó, 2/3 thành viên trong nhóm thảo luận đồng ý bổ sung vào 01 yếu tố đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng đáng kểđối với động lực làm việc cho công chức, là “Mối quan hệ với đồng nghiệp” vào nghiên cứu tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, 2/3 thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng cần gộp 03 yếu tố“Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên”, “Sựgiúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân” và “Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị” thành yếu tố

“Sự hỗ trợ của lãnh đạo”; gộp 03 yếu tố “Công việc thú vị”, “Công việc ổn định”, “Sự tự chủ trong công việc” thành “Bản chất công việc”. Hơn nữa, nhóm thảo luận cũng cho rằng cần đổi yếu tố “Lƣơng cao” trong nghiên cứu của Kovach (1987) và các nghiên cứu trƣớc thành yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” cho phù hợp với điều kiện tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh (Tác giả thể hiện tại bảng phụ lục 1b: Kết quả thảo luận nhóm).

Kết quả của lần thảo luận nhóm này cho thấy có sáu yếu tố chính mà các công chức cho rằng họ bị ảnh hƣởng đến động lực làm việc tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đƣa vào nghiên cứu định lƣợng.

3.1.2 Nghiên cứu định lƣợng

Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lƣờng các yếu tốtác động đến động lực làm việc cho công chức từ ý kiến của công chức đang làm việc tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại Chi cục Quản lý thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 9/2016. Phƣơng pháp thu thập thông tin sử dụng là phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn.

Từ những thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc, tiến hành xác định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố (EFA), kiểm định giá trị trung bình, kiểm định mô hình bằng hồi qui, thang đo Likert đƣợc sử dụng để đo lƣờng cảm nhận của đối tƣợng đƣợc khảo sát, xác định mối tƣơng quan...Tất cả các thao tác này đƣợc tiến hành bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả phân tích sẽ cho cái nhìn tổng quát về động lực làm việc cho công chức, đồng thời cũng tìm hiểu đƣợc mối liên quan giữa các yếu tố công việc tác động đến động lực làm việc cho công chức.

3.2 Quy trình nghiên cứu Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tạo động lực làm việc cho công chức tại chi cục quản lý thị trường thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)