2.2 Lý thiết liên quan
2.2.5 Thuyết E.R.G của Alderfer (1972)
Do Alderfer xây dựng trên cơ sởđánh giá lại các yếu tố của bậc thang nhu cầu Maslow, ông cho rằng con ngƣời cùng một lúc theo đuổi việc thỏa mãn 3 nhu cầu chính:
- Nhu cầu tồn tại: nhu cầu tồn tại bao gồm những đòi hỏi vật chất tối cần thiết cho sự tồn tại của con ngƣời, nhóm nhu cầu này có nội dung giống nhƣ nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn của Maslow.
- Nhu cầu quan hệ/giao tiếp: Nhu cầu quan hệ là những đòi hỏi về những quan hệvà tƣơng tác qua lại giữa các cá nhân, nhu cầu quan hệ bao gồm nhu cầu xã hội và một phần nhu cầu tự trọng, tức là phần nhu cầu tự trọng đƣợc thỏa mãn từ bên ngoài (đƣợc tôn trọng).
- Nhu cầu phát triển: nhu cầu phát triển là đòi hỏi bên trong mỗi con ngƣời cho sự phát triển cá nhân, nó bao gồm nhu cầu tự thể hiện và một phần nhu cầu tự trọng, tức là phần nhu cầu tự trọng đƣợc thỏa mãn từ nội tại (tự trọng và tôn trọng ngƣời khác).
Hình 2.4: Minh họa nội dung lý thiết E.R.G
Nguồn: Alderfer, 1972
Ngoài ra, ông còn cho rằng khi một nhu cầu nào đó bị cản trở và không đƣợc thỏa mãn thì con ngƣời có xu hƣớng dồn nỗ lực của mình sang thỏa mãn các nhu càu khác. Nếu nhà quản lý nhận ra đƣợc tình trạng này, họ có thể tập trung để đáp ứng nhu cầu hiện thời của nhân viên. Điều này trái ngƣợc với thuyết của Maslow cho rằng con ngƣời chỉ nảy sinh nhu cầu cao hơn khi nhu cầu thấp đã đƣợc hài lòng.
Vận dụng thuyết E.R.G của Alderfer: để tạo động lực làm việc cho công chức, các nhà quản lý cần quan tâm đến các nhu cầu của công chức là gì? Nhu cầu nào đã đƣợc thỏa mãn? Nhu cầu chƣa đƣợc thỏa mãn tiếp theo là gì? Có nhu cầu nào làm nản lòng công chức không? và làm sao để đáp ứng các nhu cầu chƣa đƣợc thỏa mãn?