Nhóm nhân tố môi trường nghành

Một phần của tài liệu 0451 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 37)

> Đối thủ cạnh tranh

Có thể nói đây là mối lo thường trực của các NHTM trong kinh doanh khi mà hành động của một đối thủ này để khai thác nhiều hơn “chiếc bánh thị trường” thì sẽ nhận được sự đáp trả của đối thủ khác để giành lại phần thị trường bị mất. Và như vậy ngân hàng nào chiến thắng trong cạnh tranh thì sẽ được ưu đãi hơn khi chia sẻ chiếc bánh này. Tuy nhiên nếu cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành quá mãnh liệt thì nguy cơ chiến tranh giá xảy ra, thị trường bị thu hẹp, lợi nhuận bị giảm sút. Do đó xu hướng cạnh tranh trong tương lai là giành lấy cơ hội chứ không phải là giành thị phần.

Tóm lại, chính sự tồn tại của các đối thủ cạnh tranh này ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động kinh doanh của NHTM trong tương lai nhưng là động lực thúc đẩy ngân hàng phải quan tâm thường xuyên đến đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn cao nhất để chiến thắng trong cạnh tranh.

> Rào cản gia nhập nghành

Để cạnh tranh trên thị trường, thì trước tiên ngân hàng phải tham gia vào thị trường đó. Hầu hết các thị trường đều có những trở ngại riêng khiến cho việc gia nhập thị trường của ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Rào cản gia nhập thị trường có thể làm chậm, làm giảm hoặc ngăn chặn hoàn toàn quá trình kiểm soát sức mạnh thị trường của một cơ chế thị trường thông thường,

được phản ánh qua sức thu hút và sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh mới. Phân tích rào cản chính là việc xác định xem có tồn tại những chướng ngại vật hay không, theo đó rào cản gia nhập thị trường có thể xảy ra hay không. Thông thường, trong trường hợp xảy ra các rào cản, cần xác định xem liệu nó có đủ mạnh để khiến cho các vấn đề cạnh tranh trở thành trọng tâm của một vụ việc. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ, ta có thể kế đến một trong những rào cản sau: Rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại, rào cản tài chính....

> Sức mạnh của khách hàng

Ngày nay sự chuyển biến từ nền kinh tế hàng hoá sang nên kinh tế thị trường, hàng hoá và dịch vụ ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, chất lượng không ngừng được nâng cao. Lúc này, khách hàng đã có nhiều cơ hội để lựa chọn hàng hoá, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tương xứng với đồng tiền bỏ ra. Khách hàng là lý do tồn tại của ngân hàng, là người trả lương cho ngân hàng và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Bởi vậy, ngân hàng phải lấy khách hàng là mục tiêu đầu tiên mà ngân hàng hướng tới. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi sức tăng của cầu nhỏ hơn số lượng ngân hàng tăng mới vào thị trường. Khiến cho môi trường cạnh tranh trong nước ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy, ngân hàng cần tìm hiểu các thông tin về thị hiếu, sở thích, văn hoá, giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường để có sự đáp ứng đúng và thoả mãn nhu cầu khách hàng.

> Quyền lực nhà cung cấp thiết bị

Hiện tại ở Việt Nam các NH thường tự đầu tư thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, NH sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã thắng thầu.

> Sản phẩm mới

Sự ra đời của các sản phẩm thẻ tín dụng thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú và cao cấp hơn và chính đó lại làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thẻ thay thế.

Loại thẻ tín dụng mới thường có sức cạnh tranh cao hơn do đem lại những tiện ích phong phú hơn. Mặc dù phải chịu sự chống trả của các loại thẻ tín dụng bị thay thế nhưng các loại thẻ tín dụng mới có nhiều ưu thế hơn, do đó sẽ dần dần thu hẹp thị trường của các sản phẩm thẻ tín dụng bị thay thế. Sản phẩm thẻ tín dụng mới phát triển sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm thẻ tín dụng bị thay thế. Cách khắc phục của ngân hàng này là hướng tới sản phẩm thẻ tín dụng mới hay các khách hàng tìm kiếm độ thoả dụng mới.

> Chu kỳ sống của hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng

Bat kỳ sản phẩm, dịch VU nào cũng có lúc bắt đầu phát sinh và kết thúc và từ lúc bắt đầu đến kết thúc đó sản phẩm trải qua những giai đoạn nào (hay nói cách khác là chu kỳ sống của sản phẩm ) một doanh nghiệp hoạt động phải biết sản phẩm, dịch vụ đang ở giai đoạn nào để có những quyết định phù hợp. Kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng cũng không nằm ngoại lệ đó. Ngân hàng phải xác định được những sản phẩm thẻ tín dụng, những dịch vụ đi kèm của ngân hàng mình đang ở giai đoạn nào, có nên giữ lại sản phẩm dịch vụ ấy nữa hay không? nhằm giảm thiểu được chi phí cũng như đưa ra những sản phẩm thẻ mới phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu 0451 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w