MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0451 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104)

3.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân Đội

> Ngân hàng TMCP Quân Đội cần phát huy vai trò một ngân hàng thanh toán thẻ tín dụng hàng đầu trong nước và cải thiện phương thức phát hành thẻ tín dụng

MB cần nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị truờng thông qua việc chấp hành tốt các quy định mà tổ chức thẻ tín dụng đã đề ra; không để xảy ra các tranh chấp đáng tiếc làm mất uy tín của ngân hàng; khuyến khích các cơ sở chấp nhận thẻ làm tốt công tác cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng với thái độ ân cần, niềm nở; đề phòng, phát hiện kịp thời những thẻ giả mạo hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, báo cho trung tâm xử lý thẻ mà không làm cho khách hàng cảm thấy bị xúc phạm, ...

Ngoài việc phát huy vai trò của một ngân hàng thanh toán, MB cần phải cải tiến phuơng thức phát hành thẻ tín dụng. Việc phát triển phuơng thức

cho vay tín chấp trên tài khoản thẻ tín dụng là cần thiết trong công tác phát hành. Tạm thời có thể giảm bớt tỷ lệ thế chấp của khách hàng cho số dư hạn mức. Song song với việc đó cũng cần xúc tiến phát triển tài khoản cá nhân, tạo cơ sở cho việc phát hành thẻ tín dụng (qua theo dõi dòng thu nhập của cá nhân đó).

> Định hướng chiến lược phát triển thị trường

Thực tiễn cho thấy, nếu chỉ phát triển thẻ tín dụng một cách tự nhiên, tập trung phát triển công nghệ, máy móc thiết bị và các chi nhánh, các cơ sở chấp nhận thẻ ở những thành phố lớn mà không có một định hướng tới những đô thị, những vùng kinh tế trọng điểm trong tương lai thì sẽ không thể chiếm lĩnh được toàn bộ thị trường. MB một mặt phải chú trọng đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ thanh toán, phát hành thẻ tín dụng tại các thành phố lớn, mặt khác cũng cần chủ động nghiên cứu trước các kế hoạch phát triển chi nhánh, lắp đặt máy móc, thiết bị tại những nơi có tiềm năng phát triển nhanh để nắm bắt được những thị trường mới này.

Điểm đáng chú ý thứ hai trong việc lập một chiến lược phát triển thị trường là, cần chú ý tới các phân tích thống kê nhân khẩu và thu nhập. Trong thời gian tới, ở Việt Nam, nhóm khách hàng có tiềm năng nhất cho phát hành thẻ tín dụng vẫn là những người có độ tuổi trẻ và trung bình, phần đông trong số họ có thu nhập cao, có học vấn và có nhu cầu thường xuyên ra nước ngoài. MB cần căn cứ vào các kết quả điều tra thống kê nhân khẩu học và thu nhập để dự báo trước được quy mô thị trường khai thác, từ đó chủ động được trong kế hoạch phát triển thẻ tín dụng của mình.

Mặc dù đến nay, thẻ tín dụng chưa phổ cập, giá thành cao, chi phí đầu tư và quản lý rủi ro lớn, sử dụng chưa thực sự thuận tiện, ... nhưng cùng với các ngân hàng khác, MB vẫn vững tin trên con đường phát triển của mình, tích cực tìm biện pháp phổ cập, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng để

kinh doanh thẻ tín dụng phát triển vững mạnh, thực sự là một hoạt động nghiệp vụ góp phần hoà nhập ngành Ngân hàng Việt Nam vào cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế.

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

> Hoạch định chiến lược về thẻ cho hệ thống NHTM

Để đảm bảo cạnh tranh theo đúng nghĩa là động lực thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên liên hệ trực tiếp với hiệp hội các NHTT thẻ Việt Nam để hoạch định các chính sách, chiến lược và áp dụng trên toàn hệ thống ngân hàng.

Hiệp hội các NHTT thẻ cần có những quy định nghiêm khắc về chế tài xử phạt đối với những vi phạm về thẻ tín dụng, đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam.

> Có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ thẻ tín dụng

Không chỉ có Chính phủ mà Ngân hàng Nhà nước cũng cần khuyến khích các NHTM đầu tư vào công nghệ thẻ (tín dụng) và mở rộng dịch vụ thẻ ngân hàng bằng những hình thức cụ thể hơn như trợ giúp các NHTM cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

> Tăng cường công tác quản lý rủi ro, đấu tranh phòng chống tội phạm về thẻ tín dụng

Rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng chiếm phần lớn và thường vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng. Hành vi giả mạo thẻ tín dụng và thực hiện các giao dịch giả đang phổ biến. Do đó Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các chế tài đối với tội phạm thẻ tín dụng, phối hợp với Bộ công an nâng cao trình độ của công an kinh tế và các đơn vị có thẩm quyền liên quan đến loại tội phạm này.

> Hoàn thiện môi trường pháp lý

Thẻ tín dụng là một loại hình kinh doanh mới mẻ và những quy định về nó còn nhiều bất cập. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản pháp lý cụ thể hơn để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho sự phát triển của dịch vụ thẻ tín dụng được đảm bảo mà vẫn khuyến khích các NHTM phát huy được tính chủ động và sáng tạo trong kinh doanh thẻ tại Việt Nam.

Chính phủ cần sớm ban hành các quy định mang tính pháp lý về hoạt động thương mại điện tử trong dịch vụ thẻ tín dụng hiện nay đảm bảo tính hợp lý, thống nhất, không chồng chéo, gây lãng phí trong đầu tư công nghệ thông tin.

> Đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng, phát triển mở rộng công nghệ tiên tiến

Đối với lĩnh vực thẻ tín dụng, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng đầu tư phát triển và trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. Nhà nước nên xem xét việc giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho công nghệ thẻ ngân hàng tại Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu này.

> Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là chiến lược chung của quốc gia. Đặc biệt, lĩnh vực thẻ tín dụng ngân hàng là lĩnh vực áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, đòi hỏi một đội ngũ lao động có đạo đức, tinh thông nghiệp vụ. Để đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ thẻ tín dụng, nhà nước cần có chiến lược phát triển lâu dài như: khuyến khích các trường đại học đào tạo chuyên ngành ngân hàng mở ra những môn học mới nghiên cứu về thẻ tín dụng ngân hàng và công nghệ thẻ tín dụng ngân hàng.

> Giữ vững sự phát triển kinh tế xã hội bền vững

Nhà nước nên tiếp tục thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị. Có như vậy đời

sống người dân mới được nâng cao, từ đó có điều kiện tiếp xúc với loại hình dịch vụ thẻ tín dụng ngân hàng. Đó là điều kiện cần để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại các NHTM Việt Nam chứ không chỉ riêng với MB.

Kết luận chương 3

Toàn bộ nội dung chương 3 tập trung giải quyết vấn đề làm thế nào để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại MB Nghệ An một cách có hiệu quả bằng cách đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của MB Nghệ An. Đó là những giải pháp mang tính chiến lược góp phần giúp MB Nghệ An đạt được định hướng đề ra. Và chúng ta có thể khẳng định rằng, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hoạt động dịch vụ thẻ tín dụng không thể thiếu đối với hoạt động của mỗi Ngân hàng. Do đó MB Nghệ An cần phải nhạy bén nắm bắt được xu hướng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng chung của thị trường và có sự đầu tư thích đáng để có chiến lược phát triển dịch vụ thẻ tín dụng.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong đó có MB Nghệ An đều triển khai dịch vụ thẻ tín dụng. Thị trường thẻ tín dụng Việt Nam xuất hiện rất nhiều loại thẻ tín dụng mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích khác nhau và phù hợp với nhiều rất nhiều đối tượng dân cư khác nhau. Dịch vụ thẻ tín dụng xuất hiện không những góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đầu tư mà còn góp phần cho xã hội phát triển văn minh hơn. Đối với các NHTM nói chung và đối với MB Nghệ An nói riêng việc cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng không chỉ giúp ngân hàng tăng lợi nhuận mà còn giúp ngân hàng có được một nguồn vốn rẻ với chi phí thấp và gia tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.

Đề tài: “ Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Nghệ An ” được chọn nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể để phát triển dịch vụ này, đồng thời khẳng định tính đúng đắn của những nhận định ở trên. Đề tài đã tổng kết về mặt lý luận, phân tích các thực trạng, đưa ra nguyên nhân, hạn chế và giải pháp.

Qua nghiên cứu, đề tài rút ra được các kết luận sau:

> Hệ thống, phân tích, luận giải và làm rõ các vấn đề cơ bản về thẻ tín dụng cũng như vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và MB Nghệ An nói riêng.

> Đi sâu nghiên cứu về nội dung phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Nghệ An.

> Vận dụng cơ sở lí thuyết ở chương 1 đế phân tích, đánh giá, tổng hợp thực trạng hoạt động phát triển thẻ tín dụng tại MB Nghệ An.

> Đưa ra một số quan điểm, chiến lược, biện pháp phát triển thẻ tín dụng nhằm giúp MB Nghệ An nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, gia tăng giá trị cạnh tranh.

Thị trường thẻ tín dụng của các NHTM Việt Nam nói chung và của MB Nghệ An nói riêng có tiềm năng to lớn và còn đang rộng mở. Với sự quan tâm của NHNN và các Cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan cùng với sự nỗ lực, năng động của Hội thẻ Việt Nam, chắc chắn hoạt động Thẻ tín dụng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới, góp phần tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phục vụ ngày càng có hiệu quả và tiện ích hơn cho đời sống xã hội, đồng thời sẽ góp phần quan trọng cho các NHTM Việt Nam hội nhập quốc tế thành công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Tề, Trương Thị Hồng, (2006), Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ.

2. Ngô Thắng Lợi, TS Phan Thị Nhiệm (2008) Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội

3. Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2011), Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Phan (2012), Quản trị Chất lượng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

5. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Phương Đông

6. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

7. Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi nhánh Nghệ An (2012-2014), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014, Nghệ An

8. Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi nhánh Nghệ An (2012-2014), Báo cáo Kế hoạch kinh doanh năm 2012-2014, Nghệ An.

9. Các website:

http://www.crmvietnam.com

http://www.tapchicrm.com

http://www.vnba.org.vn [Hiệp hội ngân hàng Việt Nam]

http://www.vneconomy.com.vn[Thời báo kinh tế Việt Nam]

http://www.sbv.gov.vn [Ngân hàng nhà nước Việt Nam]

Một phần của tài liệu 0451 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104)

w