Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Nghệ An

Một phần của tài liệu 0451 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 48)

Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á thường được gọi là Ngân hàng Đông Nam Á với tên tiếng Anh “Seabank”, được thành lập từ năm 1994 theo Giấy phép hoạt động số 0051/QĐ/NH-GP ngày 25/03/1994 do Ngân hàng Nhà nước cấp. Là một trong những Ngân hàng TMCP có mặt sớm nhất tại Việt Nam, Seabank đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đã đạt được những thành công hết sức khả quan. Đặc biệt trong những năm gần đây, Seabank liên tục có sự tăng trưởng về vốn, quy mô hoạt động và hiện tại, Seabank nằm trong Top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Ngày 19/07/2011, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - chi nhánh Nghệ An đi vào hoạt động. Sau 5 năm hoạt động trên địa bàn Nghệ An, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - chi nhánh Nghệ An đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình trong hoạt động phát triển dịch vụ thẻ của mình, cụ thể như sau:

Visa Debit Số thẻ phát hành (thẻ) Chưa phát hành 150 225 Visa và Master Card Số thẻ phát hành (thẻ) 60 101 174 Tốc độ tăng trưởng (%) 12,1 68.33 72.2

tâm trên của Sea Bank- Nghệ An:

Công tác quảng cáo, tiếp thị: Ngân hàng có công tác quảng cáo, tiếp thị

hiệu quả, phù hợp với từng loại sản phẩm, dịch vụ. Tần suất quảng cáo tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng như tuyền thanh, truyền hình, báo chí cao, băng rôn cổ động nhiều.

Xây dựng, quảng bá thương hiệu : Thương hiệu Seabank được thể hiện

trên tất cả các phương tiện làm việc và các sản phẩm dịch vụ. Quần áo đồng phục của cán bộ nhân viên thể hiện được màu sắc đặc trưng, có gắn biểu tượng cũng như tên gọi của ngân hàng.

Năng lực nhân viên: Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động,

trình độ cao, sử dụng trang thiết bị hiện đại, đảm bảo cho một quy trình làm việc năng suất và hiệu quả.

dẫn quy trình nghiệp vụ, thao tác cần thiết cho hoạt động chấp nhận thẻ, tiếp nhận những yêu cầu về duy trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị từ đơn vị chấp nhận thẻ. Nâng cao tính trung thành của các đơn vị chấp nhận thẻ bằng cách xếp hạng, tính điểm phục vụ hoặc lượng giá trị giao dịch tại đơn vị để từ đó giảm phí chiết khấu...

Tóm lại, những thành công và kinh nghiệm mà Ngân hàng ngoại thương- chi nhánh Thăng Long và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - chi nhánh Nghệ An giành được chính là cơ sở để MB Nghệ An có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, tận dụng lợi thế là người đi sau 2 ngân hàng này:

Thứ nhất, cần có sự đầu tư thích đáng cho hoạt động R&D nhằm gia

tăng các thành tựu công nghệ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ hai, không ngừng gia tăng chất lượng lao động, tạo môi trường làm

việc sáng tạo, chuyên nghiệp, phát huy tốt nhất khả năng của mọi thành viên trong ngân hàng.

Thứ ba, Đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm tận dụng cơ hội thị

trường và khả năng ngân hàng.

Thứ tư, Phát triển mối quan hệ với các đơn vị chấp nhận thẻ tín dụng

nhằm tăng cường mạng lưới chấp nhận thẻ và hạn chế được rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ.

Thứ năm, Thực hiện chiến lược giá cạnh tranh: Đối với bất kì lĩnh vực

nào, giá luôn được coi là một công cụ quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh. Trong lĩnh vực công nghệ, ngành có mức chi phí cao, một mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh mà vẫn đảm bảo chất lượng tương xứng sẽ có cơ hội chiếm lĩnh thị phần lớn hơn.

Thứ sáu, Chú trọng hoạt động xúc tiến thông qua các hình thức:

tham gia hội nghị khách hàng, tổ chức sự kiện, nhằm gia tăng mức độ phổ biến thương hiệu.

Kết luận chương 1

Các vấn đề cơ bản về Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng thương mại cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng sẽ là cơ sở quan trọng để Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Nghệ An đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng phù hợp vào hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra những thành công và kinh nghiệm của các Ngân hàng trên địa bàn chính là cơ sở để MB Nghệ An có thể rút ra bài học, tận dụng lợi thế của chính ngân hàng mình trong việc phát triên dịch vụ thẻ tín dụng. Những tồn tại trong hoạt động phát triển dịch vụ thẻ tín dụng sẽ được đề cập ở chương 2: “Thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Nghệ An”.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

CHI NHÁNH NGHỆ AN

2.1 . TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu 0451 giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại NHTM CP quân đội chi nhánh nghệ an luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 43 - 48)

w