Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 33)

1.1.4.1 Theo hình thức đầu tư

Hiện nay, FDI được chia thành nhiều hình thức tổ chức khác nhau, có những đặc trưng nhất định tùy thuộc điều kiện và quy định pháp luật của mỗi nước. Tại Việt Nam, theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành năm 1987 và bổ sung, sửa đổi vào các năm 1992, 1996, 2000) và Luật đầu tư năm 2005, FDI có các hình thức chủ yếu sau11:

11Nguyễn Thị Hường (2001), Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - tập 1, NXB Thống kê, HàNội.

(1) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise). Doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập và thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tự quản lý và chịu trách nhiệm về hiệu quả

kinh doanh.

Nhà đầu tư nước ngoài có thể là do một hay nhiều tổ chức hoặc cá nhân đứng ra thành lập. Họ trực tiếp bỏ vốn đầu tư, thành lập doanh nghiệp, tự quản lý điều hành và tự chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần, là pháp nhân của nước sở tại tuân theo luật

pháp của nước sở tại. Đồng thời, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được thành lập có thể hợp tác với các nhà đầutưnước ngoài khác để thành lập doanh nghiệp 100%

vốnđầu tư nước ngoàimới.

Có thể nói: sự ra đời của hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đánh dấu bước phát triển cao của các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các thực thể kinh doanh được thành lập không chỉ dựa trên sự khác biệt về các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, luật pháp,… mà còn dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về môi trường và khả năng kinh doanh khi thành lập.

Bên cạnh đó, khi sang đầu tư tại nước sở tại, các doanh nghiệp FDI đều có những lợi thế nhất định nên việc sử dụng hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trở thành một giải pháp có triển vọng trong đầu tư quốc tế và hình thức này đang không ngừng được mở rộng,phát triển.

Hiện nay, hình thứcđầu tư trực tiếp này ngày càng được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn bởi họ được toàn quyền quản lý và hưởng lợi nhuận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với nước chủ nhà; hơn nữa, nước chủ nhà không phải lúc nào cũng có

thể tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh.

(2) Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Enterprise). Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (gọi tắt là liên doanh) là doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai hay nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở

hiệp định ký giữa Chính Phủ Việt Nam với Chính Phủ nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh có các đặc điểm sau:

- Xét trên phương diện kinh doanh, đặc trưng chủ yếu là các bên liên doanh cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro.

- Xét về mặt pháp lý,doanh nghiệp này là một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo pháp luật của nước sở tại. Doanh nghiệp liên doanh cũng được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân hoạt động theo pháp luật của nước nhận đầutư. Mỗi bên tham gia liên doanh vừa có tư cách pháp lý riêng chịu trách nhiệm pháp lý với bên kia và tư cách pháp lý chung - chịu trách nhiệm với toàn thể liên doanh.

Trong quá trình thực hiện góp vốn thì tỷ lệ góp vốn của mỗi bên do các bên tham gia liên doanh thỏa thuận. Hiện nay, có những nước quy định mức khống chế về tỷ lệ vốn góp đối với bên nước ngoài, nhưng đa phần theo xu hướng chung là tiến tới tự do hóa đầu tư.

Khi tham gia đầu tư theo hình thức này, các NĐT nước ngoài khi mới thâm nhập thị trường ở một nước nào đó thường chọn để chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh nhất,

chi phí triển khai dự án nhanh, thuận lợi nhất do tranh thủ sự thông hiểu luật pháp, tập quán cũng như sự hỗ trợ của nước sở tại từ phía đối tác trong nước sở tại. Về phía nước sở tại, khi tham gia vào các liên doanh sẽ có cơ hội học tập kinh nghiệm quản lý,

tiếp cận công nghệ mới, thâm nhập thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu

mong muốn, phía đối tác nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, có cán bộ đủ năng lực để tham gia quản lý doanh nghiệp liên doanh.

(3) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Contractual Cooperation). Hợp đồng hợp

tác kinh doanh (BCC) là hình thức liên kết kinh doanh giữa hai hoặc nhiều bên, bao

gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thỏa thuận, ký kết hợp đồng để tiến hành một hoặc nhiều hoạtđộng sản xuất kinh doanh tại nước nhận đầu tư trên cơ sở thống nhất về đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh khác với hợp đồng thương mại thông thường về tính chất, nội dung của đối tượng kinh doanh. Cụ thể: nếu hợp đồng thương mại thông thường mục tiêu chính là trao đổi, mua bán sản phẩm, thì trong hợp đồng hợp tác kinh doanh mục tiêu của các bên tham gia là thực hiện hoạt động kinh doanh tại nước nhận đầu tư. Không những thế, địa vị pháp lý của bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh rộng hơn, đầy đủ hơn, đồng thời bên nước ngoài phải đáp ứng về thủ tục hợp đồng và nghĩa vụ tài chính đối với nuớc sở tại cao hơn so với hợp đồng thương mại thông thường.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa các đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng. Do đó, hình thức này có đặc trưng cơ bản là không cần phải thành lập một pháp nhân mới.

Ngoài ra, do tính chất hợp đồng hợp tác kinh doanh không đòi hỏi vốn lớn, thời hạn hợp đồng thường không dài nên chủ yếu được áp dụng cho những dự án có quy mô

nhỏ, thời gian hợp đồng ngắn.

(4) Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Building Operate Transfer - BOT). Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) là văn bản ký kết giữa nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng các công trình hạ tầng như cầu đường, bến cảng, nhà máy. Hiện nay, BOT thường được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài, nhưng cũng có thể do NĐT cộng tác với Chính Phủ nước sở tại và được thực hiện đầu tư trên cơ sở pháp luật của nhà nước đó. Các NĐTchịu trách nhiệm tiến hành xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ để thu hồi vốn đầu tư

và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao công trình cho nước chủ nhà mà không đượcbồi hoàn bấtkỳkhoảntiền nào.

Hình thức này cũng quy định, sau khi NĐT hoàn thành dự án thì được quyền thực hiện kinh doanh khai thác dự án để thu hồi vốn và có được lợi nhuận hợp lý thì phải có trách nhiệm chuyển giao công trình lại cho phía chủ nhà mà không kèm theo điều kiện

nào. Hiện nay, các dự án BOT được hưởng những lợi thế đặc biệt như: giảm thuế; chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; được quyền ưu tiên trong sử dụng đất đai đường xá...

(5) Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Building Transfer Operate - BTO). Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) là hình thức mà NĐT nước ngoài bỏ vốn đầu tư xây dựng; sau khi xây dựng xong, NĐT chuyển giao công trình cho nước sở tại, đồng thời nước sở tại sẽ dành cho NĐT quyền kinh doanh công

trình đó trong một thời gian nhất định đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý. Do đó, về cơ bản thì BTO giống BOT, chỉ khác ở chỗ đối với BOT sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài được khai thác sử dụng rồi mới chuyển giao cho nước chủ nhà,

còn BTO thì sau khi xây dựng xong NĐT chuyển nhượng cho nước chủ nhà, sau đó

mới khai thác sử dụng.

(6) Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (Building Transfer - BT). Hợp đồng xây dựng-

chuyển giao (BT) là hình thức đầu tư sau khi xây dựng xong, NĐTchuyển giao công trình cho nước chủ nhà, nước chủ nhà sẽ tạo điều kiện cho NĐT thực hiện dự án khác

có nhiều ưu đãi hơnđể thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Hiện nay, hình thức đầu tư này cũng được các NĐT rất quan tâm bởi nó được ưu đãi về nhiều mặt. Ngoài những lợi thế và thuế đã nêu ở trên thì trong việc thực hiện đầu tư dự án thường ưu tiên những dự án khả thi và có lãi suất cao. Tùy điều kiện của mỗi quốc gia mà các

hình thức FDI trên đây được áp dụng khác nhau. Mỗi hình thức đầu tư đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế của nó, nên cần phải nghiên cứu vận dụng, đa dạng hoá các hình thức đầu tư nhằm đem lại hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu phát triển đất nước.

(7) Khu chế xuất công nghiệp. Theo Luật Việt Nam quy định: khu chế xuất công

nghiệp là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định do

Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập bao gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp. Sau khi đã xây dựng hoàn thành dự án phải thực hiện chuyển giao ngay cho bên chủ đầu tư nhưng vẫn được quyền kinh doanh trên công trình đã xây dựng để thu hồi vốn đầu tư và kiếm lợinhuận trong một thời gian nhất định.

Như vậy, khu chế xuất bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ nước sở tại cho phép chuyên môn hoá sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động sản xuất, nó là khu biệt lập có chế độ mậu dịch và thuế quan riêng cố định ranh giới và ấn định nguồn hàng ra vào khu vực. Khu chế xuất còn có vai trò lớn trong việc tăng xuất khẩu, tăng các

khoản thu ngoại tệ cho đất nước, từng bước thay đổi cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng công nghiệp chế biến, mở ra khả năng phát triển công nhhiệp theo hướng hiện đại hoá, góp phần thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Khu chế xuất công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp do chính phủ thành lập hoặc cho phép đầu tư. Đồng thời nó có ranh giới riêng xác định chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp không có dân cư sinh sống. Trong khu công nghiệp có các loại doanh nghiệp như doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài,khu chế xuất, doanh nghiệp liên doanh.

Ngoài các hình thức chủ yếu ở trên, FDI còn có một số hình thức khác như: doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của công ty nước ngoài hoặc công ty con ở nước khác, công ty nắm giữ cổ phần của các công ty đa mục tiêu, đa dự

án (Holding Company), đầu tư phát triển kinh doanh, mua cổ phần hoặc góp vốn để

tham gia quản lý hoạt động đầu tư,...

Có thể nói rằng, mỗi hình thức FDI đều có những đặc điểm riêng. Do đó, cần phải đa dạng hoá các hình thức FDI này sao cho phù hợp với cơ cấu chung của nền kinh tế, quy hoạch phát triển lực lượng sản xuất của quốc gia, từng ngành, từng địa phương với mục tiêu là huy động một cách có hiệu quả nguồn vốn FDI cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng và phát triển bền vững.

1.1.4.2 Theo phương thức đầu tư

Theo phương thức đầu tư, FDI được chia thành đầu tư mới, mua lại và sáp nhập. Nội dung cụ thể như sau:

(1) Đầu tư mới: (Greenfield Investment). Đầu tư mới là việc NĐT nước ngoài dùng vốn để đầu tư từ đầu về cơ sở vật chất, nhà xưởng máy móc,… nhằm mục đích kinh

doanh thu lợi nhuận.

(2) Mua lại và sáp nhập: (Mergers and Acquisistions- M&A). Mua lại (Acquisistion): Là giao dịch trong đó quyền sở hữu, kiểm soát tài sản và hoạt động được chuyển từ

công ty bị mua sang công ty đi mua và công ty bị mua trở thành chi nhánh của công ty đi mua. Sáp nhập (Merger): Là hoạt động trong đó tài sảnvà hoạt động của hai công ty được kết hợp lại để thành lập nên một thực thể mới.

Có thể nói rằng, hoạt động M&A tạo cho các công ty cơ hội mở rộng nhanh chóng các

hoạt động của mình ra thị trường nước ngoài. Qua đó, các công ty có thể giảm chi phí trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, sản xuất, phân phối và lưu thông. Đồng thời M&A tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp ở các quốc gia, do đó hình thức này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp ở các quốc gia. Các NĐT nước ngoài thể lựa chọn phương thức để tiến hành đầu tư vào các nước, thông thường thì các dự án phần lớn được tiến hành trên cơ sở ký kết giữa Chính Phủ nước sở tại và các tổ chức nước ngoài để xây dựng các công trình phúc lợi như hình thức xây dựng chuyển giao kinh doanh hoặc có thể xây dựng các công trình giao thông cầu cống,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)