Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 70)

Trên cơ sở phân tích thu hút FDI trong nước và quốc tế, có thể đưa ra một số bài học

cho trường hợp tỉnh Quảng Ninh như sau30

:

Thứ nhất, ổn định kinh tế, chính trị - xã hội.

Ổn định môi trường kinh tế, chính trị - xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với các NĐT, tạo nền tảng lòng tin, sự yên tâm bền vững trong hoạt động kinh doanh. Điều này cũng đã được kiểm nghiệm trong các công trình nghiên cứu, điển hình như khảo sát PCI hàng năm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Ngoài ra, để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDI, thời gian qua các tỉnh trong phân tích ở

30Trần Đức Lâm , Trần Đức Lâm (2012) “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh” Tạp chí Khoa học và Công nghệ Số 98(10): 61 – 64

phần 1.4.2 đều triển khai hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và đồng hành cùng nhà đầu tư nước ngoài để hướng dẫn, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án đầu tư thực hiện đúng cam kết, kiên quyết thu hồi các dự án triển khai chậm tiến độ,... Do vậy, đối với Quảng Ninh, việc tăng cường vai trò của chính quyền Tỉnh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là cần thiết, để tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư FDI vào phát triển kinh tế địa phương.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế chính sách, cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

Nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI cả trong nước và quốc tế đều cho thấy, các chính

sách hỗ trợ, ưu tiên, ưu đãi thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn đã mang lại thành công lớn trong thu hút nguồn vốn FDI. Do vậy, Quảng Ninh cũng không ngoại lệ, cần phải xây dựng và tạo ra đột phá trong chính sách ưu đãi riêng, đặc thù đối với các dự án FDI nhằm hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng vào các ngành nghề, lĩnh vực theo định hướng mới; đồng thời, phải tính toán và được thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế, xã hội của địa phương, chấm dứt tình trạng thu hút FDI theo phong trào, bất chấp chất lượng và hiệu quả. Như vậy, việc xây dựng các chính sách ưu đãi đặc thù dành cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong

quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ qua đó làm cầu nối cho các doanh nghiệp trong

và ngoài nước hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoặc thành lập liên doanh để cùng sản xuất các sản phẩm hỗ trợ,... là những nội dung mà tỉnh Quảng Ninh cần thiết phải thực hiện trong thời gian tới

Thứ ba, làm tốt công tác quy hoạch và tăng cường quản lý thực hiện tốt quy hoạch.

Việc lập quy hoạch phải dựa trên nghiên cứu đánh giá những tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, dự báo về xu thế của FDI và lộ trình thực hiện việc thu hút

và sử dụng FDI theo hướng hiệu quả. Hình thành các danh mục, dự án gọi vốn FDI và tiến hành xúc tiến đầu tư có địa chỉ theo lộ trình thích hợp, xác định rõ yêu cầu về đối tác dự án, sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách ưu đãi cần thiết,… Thời gian tới, trên cơ sở Luật quy hoạch mới được Quốc hội phê chuẩn, tỉnh Quảng Ninh điều chỉnh Quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội, công bố rộng rãi nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng lựa chọn địa điểm và lĩnh vực đầu tư.

Thứ tư, đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng thu hút vốn FDI đầu tư địa phương,… Do vậy, Quảng Ninh cần có chính sách ưu đãi hấp dẫn đối với một số dự án hạ tầng kinh tế xã hội có quy mô lớn Thực hiện cho từng nhóm dựán như: Các

dự án trọng điểm; Dự án hạ tầng kỹ thuật; Hạ tầng Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế,...

có tính lan tỏa cao và tác động tích cực đến sự phát triển chung của tỉnh.

Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu thu hút FDI.

Theo Edmund Malesky và cộng sự31 điều tra ý kiến của 1.155 doanh nghiệp FDI đến từ 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam, chiếm 20% doanh nghiệp FDI hiện có trên đất Việt Nam năm 2010 cho thấy, 40% doanh nghiệp nước ngoài cho biết phải đầu tư để đào tạo lại cho người lao động trước khi bắt tay vào làm việc tại công ty, điều này làm tiêu tốn 8% tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp FDI, tuy nhiên, sau khi được đào tạo chỉ có 65% người lao động tiếp tục ở lại làm việc cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy, lao động Việt Nam không rẻ như trong marketing đầu tư và kỳ vọng ban đầu của các nhà đầu tư. Chính vì vậy chỉ có 18%

doanh nghiệp FDI cảm nhận tích cực về chất lượng giáo dục lao động phổ thông tại Việt Nam.

Quảng Ninh có thể chọn lọc và áp dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu thu hút FDI vào địa bàn Tỉnh. Cụ thể, tập trung vào các vấn đề:

Hoàn thiện quy hoạch nguồn nhân lực giai đoạn 2018-2025 và củng cố các cơ sở đào tạo lao động, đẩy mạnh việc xã hội hoá đào tạo,...

Thứ sáu, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư.

Quảng Ninh cần đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, tạo lập môi trường đầu tư tốt, làm cơ sở xúc tiến FDI,... Cụ thể: tổ chức tốt các hoạt động kêu gọi đầu tư thông qua hội chợ thương mại, triển lãm,… để tiếp thị hình ảnh và tiềm năng của địa phương trên trường quốc tế; tập trung tìm kiếm nhà đầu tư tốt, chú trọng năng lực thực chất của nhà đầu tư,...

Thứ bảy, cải cách hành chính và tăng cường năng lực quản lý nhà nước.

Để phát huy tác động tích cực và giảm thiểu những hạn chế và bất cập trong hoạt động của FDIcầntiến hành tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư; tiến hành rà soát, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai.

Thứ tám, cải thiện môi trường đầu tư.

Để trở thành một trong những điểm đến đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, Quảng Ninh phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một đầu mối, chống quan liêu tham nhũng trong việc thực hiện các thủ tục xin thuê đất, giao đất, cấp quyền sử dụng đất, cấp phép đầu tư, chống phiền hà, sách nhiễu trong triển khai thực hiện chính sách thuế, tín dụng, các dịch vụ; Thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ để thu hút FDI

Kết luậnchương 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung luận giải một số vấn đề sau:

Thứ nhất, hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thế giới diễn ra ngày càng nhanh chóng nên việc di chuyển vốn giữa các quốc gia là tất yếu. Do đó, để phát triển nền kinh tế, Việt Nam nói chung và các địa phương trong cả nước nói riêng cần rất nhiều vốn, và một trong những nguồn vốn hết sức quan trọng để bổ sung và thúc đẩy nền kinh tế phát triển chính là thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Thứ hai, trong chương này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nội dung cơ bản về FDI như: khái niệm, vai trò, phân loại,... Đồng thời thực hiện nghiên cứu các hình thức thu hút vốn FDI và ưu nhược điểm của nó. Qua đó để thấy được cần lựa chọn hình thức

phù hợp với mỗi địa phương. Đồng thời phải đảm bảo tính bền vững trong việc thu hút

FDI có hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, tác giả cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến FDI. Đây là các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp đến chất lượng, tiến độ và thời gian thi công các

dự án FDI. Thông qua đó giúp cho người làm dự án có thể phát huy những mặt tích cực, hạn chế các tiêu cực do các nhân tố này đưa lại.

Thứ tư, tác giả cũng đưa ra kinh nghiệm của nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc một số địa phương trong cả nước như Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng,... là những địa phương luôn thành công trong việc thu hút vốn FDI. Đây có thể coi là các minh chứng nhất cho việc sử dụng vốn FDI thành công. Đồng thời qua kinh nghiệm của các nước đi trước sẽ trở thành bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010-2016

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội và tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)