Nội dung công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 44)

1.2.2.1 Định hướng thu hút FDI ở các quốc gia đang phát triển

Thu hút FDI như một giải pháp hữu hiệu trong phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, FDI cũng có thể tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế

xã hội của một quốc gia mà nó xuất phát từ việc hình thành và thực thi chính sách thu hút FDI bất hợp lý so với hoàn cảnh thực tế của đất nước. Điều này thể hiện qua các vấn đề như14: suy thoái môi trường, kinh tế phát triển quá nóng (lạm phát và bong bóng), các hoạt động bất hợp pháp và sự phụ thuộc vào nước ngoài. Do đó, các Chính phủ cần phải có các cơ chế chính sách để định hướng và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhằm tối đa hóa các tác động tích cực và tối thiểu hóa các tác động

tiêu cực. Trong quá trình hoạch định chính sách cần lưu ý các vấn đề sau15:

Thứ nhất, chính sách thu hút FDI trong dài hạn phải hướng đến việc tạo giá trị nội tại

trong nước,các chính sách được xây dựng cần phải hướng đến phát triển năng lực của chính quốc gia đó trên cơ sở tận dụng những tinh hoa tiến bộ trong quản lý, công nghệ, văn hóa,... của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, trong thực tế các quốc gia thường chấp nhận thu hút về lượng trong thời gian ban đầu, sẵn sàng chấp nhận thu hút các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng lượng lớn lao động phổ thông. Để có thể hướng đến việc tạo giá trị nội tại trong nước, thì trong thời kỳ đầu thu hút FDI Chính phủ cần chuẩn bị kỹ và quyết tâm chính trị mạnh mẽ hướng đến tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, trong đó cần chú ý các vấn đề như: đảm bảo tính minh bạch; phát triển cơ sở hạ tầng; hoàn thiện khung pháp lý; kiểm soát tham nhũng; chú trọng công tác đào tạo nguồn lao động chất lượng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; các dịch vụ công hướng tới tận tình, nhanh và chính xác.

Thứ hai, tính nhất quán của chính sách. Chính sách giống như một kịch bản mà Chính phủ soạn thảo và thực thi. Do đó, mọi chính sách phải có sự đồng nhất với nhau, nói cách khác, chính sách thu hút FDI phải đồng nhất với các chính sách khác của cả nước trong dài hạn trên cơ sở các tiêu chí như: định lượng và dự báo được, kiểm soát được, hỗ trợ phát triển lẫn nhau (tránh triệt tiêu nhau), tính minh bạch. Ngoài ra, trong thực thi chính sách thu hút FDI cần có một quy hoạch “không gian kinh tế quốc gia” tối ưu trên cơ sở lợi thế vùng cho phát triển đặc thù kinh tế, tránh tình trạng giữa các vùng thực hiện chính sách thu hút FDI riêng lẻ gây ảnh hưởng đến kết quả mục tiêu quốc gia

14 Kenichi Ohno, Lê Hà Thanh. Những vấn đề cơ bản trong hoạch định lại chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, № 204, tháng 6/2014, tr.12-27.

15Phùng Thế Đông. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam/Nguyễn Đắc Hưng, Phùng Thế Đông//Tạp chí thông tin đối ngoại, 2016, No(149) 8, tr.44

đề ra, lãng phí tài nguyên và lao động, không tận dụng được lợi ích mà FDI mang

lại,… Để làm được điều này Chính phủ cần nghiên cứu hoạch định chính xác chiến lược phát triển không gian kinh tế quốc gia, tuân thủ nghiêm túc thực hiện sách lược hoạch định, nói không với lợi ích cục bộ, điều hành minh bạch để toàn xã hội có thể đóng vai trò phản biện và giám sát, cải cách thể chế, thủ tục hành chính, các chế độ thu hút hấp dẫn, chú trọng vấn đề chất lượng lao động, luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, sử dụng truyền thông hiệu quả.

Thứ ba, chất lượng lao động.Đây là vấn đề mẫu chốt để thu hút FDI của các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Các quốc gia đang phát triển muốn sở hữu bí quyết quản lý và công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài tiên tiến phụ thuộc rất lớn vào trình độ tiếp thu của người lao động, và sự tiếp thu này sẽ là nền tảng của việc tạo giá trị nội tại trong tương lai. Cần hiểu rằng, mục tiêu chính của các doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận chứ không phải là đào tạo lao động hay chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Do đó, để tiếp thu được công nghệ, các Chính phủ cần khéo léo trong hoạch định và thực thi chính sách, trong đó cần chú trọng đầu tiên là chất lượng lao động, và tiếp tới là đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong liên kết và cung ứng hàng hóa và dịch vụ.

1.2.2.2 Cơ cấu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các quốc gia khác nhau thì có nội dung công tác thu hút FDI khác nhau, tuy nhiên tựu chung có thể khái quát như sau:

1) Cơ cấu thu hút theo ngành: Về cơ bản, nền kinh tế được chia thành 3 nhóm ngành cơ bản: ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ. Các ngành này được phân chia dựa trên các đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt, đồng thời các ngành này lại có sự kết hợp lẫn nhau, tạo nên cơ cấu ngành của nền kinh tế. Nội dung của các

ngành được cụ thể như sau:

- Nhóm ngành nông nghiệp gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đây là

nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các nước ĐPT, nócó ý nghĩa quyết định ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Tuy nhiên, khi đất nước đã phát triển một mức độ nhất định thì tỷ trọng ngành này có xu hướng giảm đi.

- Nhóm ngành công nghiệp gồm: Công nghiệp và xây dựng. Đây là nhóm ngành chính tạo ra sản phẩm hàng hóa, phục vụ nhu cầu người dân. Trong việc thúc đẩy CNH-

HĐH đất nước, nhóm ngành này có vai trò quyết định. Đồng thời đây cũng là nhóm ngành giúp đất nước phát triển một cách bền vững.

- Nhóm ngành dịch vụ gồm: thương mại, du lịch, bưu điện, khoa học - kỹ thuật, tài

chính - ngân hàng, vận tải, giáo dục, y tế,… Đây là ngành sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ không mang tính vật chất. Tuy nhiên, nó cũng góp phần hỗ trợ đắc lực cho ngành nông nghiệp và công nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển tới một mức độ nhất định thì tỷ trọng của ngành này càng gia tăng, đồng thời nó ngày càng có vị trí quan trọng đặc biệt khi thu nhập và tiêu dùng của dân cư ở mức độ cao.

Nhìn chung, các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó mối quan hệ tương quan tỷ lệ giữa các ngành sản xuất và ngành

dịch vụ có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế chứng minh cho trình độ phát triển công nghiệp hoá và một phần phản ánh trình độ hiện đại hoá.

Hiện nay, xu hướng chung của các nước ĐPT theo hướng CNH-HĐH là tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ bởimức độ đóng góp của các ngành này trong nền kinh tế quốc dân cao hơn ngành nông nghiệp. Bởi lẽ dòng vốn FDI sẽ thu hút mạnh ở các ngành kinh tế có khả năng đem lại lợi nhuận cao, giá nhân công rẻ, khả năng tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, các địa phương phải có chính sách thu hút vốn FDI hợp lý để từ đó giúp nền kinh tế phát triển một cách bền vững và cân đối.

2) Cơ cấu thu hút theo đối tác đầu tư. Để thu hút vốn đầu tư hiệu quả thì việc nghiên

cứu cơ cấu đối tác đầu tư giúp cho nước tiếp nhận vốn đầu tư tranh thủ những thế mạnh là điều hết sức cần thiết. Bởi lẽ các đối tác đầu tư thường là các công ty đa quốc gia, các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc các công ty đến từ các quốc gia có nền kinh tế

phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu,... nên họ có tiềm lực kinh tế mạnh, công nghệ tiên tiến sẽ góp phần không nhỏ đến hiệu quả các dự án đầu tư. Đồng thời, các công ty này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước sở tại.

tiên tiến hiện đại nên giúptăng năng suất lao động và giảm thiểu tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với môi trường, đối với nền kinh tế và lợi ích của cộng đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình thu hút FDI cũng nên chú trọng vào các công ty có sự phù hợp về kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, phong tục tập quán,… nhằm phát huy tốt lợi thế của

mình. Để làm tốt công tác nghiên cứu các nhà đầu tư phù hợp với điều kiện của địa phương mình sẽ giúp cho các địa phương thực hiện thu hút vốn FDI thực sự hiệu quả.

3) Cơ cấu thu hút theo vùng. Cơ cấu theo vùng lãnh thổ được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Hiện nay, phát triển kinh tế lãnh thổ phải

phát triển nhiều mặt, tổng hợp, có ưu tiên một số ngành, đồng thờigắn liền với sự hình thành phân bổ dân cư phù hợp với các điều kiện, tiềm năng phát triển của vùng kinh tế đó. Các dự án FDI được đầu tư vào nước ta chủ yếu là gia tăng lợi nhuận. Chính vì vậy, các NĐT nước ngoài thường tập trung đầu tư chủ yếu vào các vùng kinh tế - xã hội phát

triển, đặc biệt là các vùng có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận lợi, hay môi trường

kinh doanh ổn định, lành mạnh. Điều này có ưu và nhược điểm. Về ưu điểm, việc đầu tư vào các vùng trọng điểm sẽ giúp nền kinh tế phát triển hơn. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những hạn chế như: các vùng khó khăn ít được đầu tư; khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền ngày càng sâu sắc,...Chính vì vậy, tại các địa phương, đặc biệt là các vùng miền khó khăn, cần phải có chính sách phù hợp để thu hút vốn FDI để phát triển kinh tế, giảm thiểu sự khác biệt giữa các vùng.

Ngoài ra, việc thu hút FDI vào một vùng kinh tế cần quan tâm đến đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, truyền thống của từng vùng. Điều này nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vùng đó, đồng thời giúp chính sách thu hút FDI nói riêng, nền kinh tế địa phương nói chung phát triển bền vững.

4) Cơ cấu thu hút theo hình thức đầu tư. Theo như phần phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài, các dự án FDI theo hình thức đầu tư bao gồm các loại: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác liên doanh, Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO); Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và các khu chế xuất công nghiệp. Mỗi hình thức này lại có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập và thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tự quản lý và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Do đó, NĐT nước ngoài có toàn quyền quản lý và hưởng lợi nhuận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với nước chủ nhà. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của hình thức này chính là nước chủ nhà không phải lúc nào cũng có

thể tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp liên doanh. Ngoài ra, trong vài năm trở lại đây, có một số doanh nghiệp như Cocacola; hệ thống siêu thị Metro...đã có dấu hiệu trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này làm giảm tổng thu NSNN; gây thiệt hại cho nền kinh tế. Do đó, cần phải có biện pháp quản lý hơn nữa đối với loại hình doanh nghiệp này để phát triển nền kinh tế bền vững hơn.

- Đối với doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập trên

cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai Chính Phủ Việt Nam với Chính Phủ nước ngoài; hoặc ký giữa hai hay nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Loại hình này có ưu điểm là các bên liên doanh cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro.Điều này không những tạo sự kết nối mà còn tạo ra những lợi nhuận cho các bên khi tham gia hợp tác đầu tư. Do đó càng tạo ra sự thu hút dòng vốn FDI chảy vào nhiều hơn.

- Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hình thức liên kết kinh doanh giữa hai hoặc nhiều NĐT trong nước và nước ngoài. Họthỏa thuận, ký kết hợp đồng để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước nhận đầu tư trên cơ sở thống nhất về đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Điều này cũng tạo ra lợi nhuận và sự gắn kết cho các bên

tham gia.

- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng - chuyển

giao - kinh doanh (BTO); Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) đều là các văn bản ký kết giữa nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng các công trình hạ tầng như cầu đường, bến cảng, nhà máy. Hiện nay, các hợp đồng này thường được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài, nhưng cũng có thể do NĐT cộng tác với

Chính Phủ nước sở tại và được thực hiện đầu tư trên cơ sở pháp luật của nhà nước đó.

gian đủ để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao

công trình cho nướcchủ nhà mà không đượcbồi hoàn bấtkỳkhoảntiền nào.

Các NĐT tham gia vào các hợp đồng này đều được nước sở tại ưu đãi về thuế, cơ sở hạ tầng; chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; được quyền ưu tiên trong sử dụng đất đai đường xá,... Đây cũng là điều giúp thu hút vốn FDI ngày càng tốt hơn.

Như vậy, mỗi hình thức đầu tư trực tiếp FDI đều có những ưu điểm nhất định. Do đó, cần tìm hiểu kỹ hơn về các loại hình đầu tư này để phù hợp với tình hình địa phương. Đồng thời có chính sách thu hút dòng vốn sao cho hợp lý, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững trong tương lai.

1.2.2.3 Các tiêu chí đánh giá việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này bao gồm: tổng vốn đầu tư nước ngoài; cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài; tình hình các dự án đầu tư nước ngoài; các sản phẩm mà các dự án đầu tư nước ngoài tạo ra; môi trường chính sách, cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài vàcông tác xúc tiến đầu tư của tỉnh. Nội dung cụ thể bao gồm như sau: a.Tổng vốn đầu tư nước ngoài

Tổng vốn đầu tư nước ngoài là tiêu chí về mặt số lượng để đánh giá hiệu quả công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi lẽ tổng số vốn này được xác định hàng năm, theo sự tổng kết của các cơ quan nhà nước về lượng vốn tính đến thời điểm hiện tại. Do đó, quy mô tổng vốn càng lớn chứng tỏ địa phương đã rất chú trọng trong việc huy động, sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả.

Chính vì vậy, để phát triển bền vững và lâu dài, địa phương cần có những giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)