Tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 78)

2.1.2.1 Tình hình kinh tế

Quảng Ninh là một tỉnh trọng điểm kinh tế của Việt Nam, đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tỉnh cóChỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng trong tốp đầu cả nước, đặc biệt được cải thiện khá tốt qua từng năm, từ 2010 đến 2016, nếu năm 2012 Tỉnh ở vị trí 20 thì sau 4 năm, vị trí đột phá đứng thứ 2 cả nước (Phụ lục 1; Bảng

2.1). Tuy nhiên, theo xếp loại của báo cáo PCI năm 2016 thì Quảng Ninh không năm trong tốp 10 địa điểm đầu tư hấp dẫn ở Việt Nam (Phụ lục 2), nguyên nhân cụ thể sẽ được làm rõ trong phần tiếp theo luận văn.

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả chỉ số PCI, 2010-2016

Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành

2010 64,41 7 Rất tốt 2011 63,25 12 Rất tốt 2012 59,55 20 Rất tốt 2013 63,51 4 Rất tốt 2014 62,16 5 Khá 2015 65,75 3 Tốt 2016 65,60 2 Tốt

Về tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, 2010-2016 cho thấy (Bảng 2.1), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP, theo giá so sánh 2010) trong giai đoạn từ 2010-2016 đạt được khá cao, so với mặt bằng chung cả nước, thu nhập bình quân đầu người luôn ở mức cao.

Bảng 2.2Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: %

TT Chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1 Tốc độ tăng trưởng GRDP 12,7 10,12 8,94 9,53 10,25 11% 10,1 2 GRDP bình quân đầu người

(triệu đồng/người/năm) 68,91 67,12 66,29 71,08 78,17 81,9 102,4 3 Tổng thu NSNN(tỷ đồng) 29.680 30.519 30.818 31.090 33.019 33.350 34.655 3 Cơ cấu kinh tế theo các ngành Nông nghiệp 23,25 21,07 19,8 17,47 13,65 9,6 9,2 Công nghiệp, xây dựng 40,25 42,15 43,08 44,07 47,34 50,6 49,6 Dịch vụ 36,5 36,78 37,12 38,46 39,01 39,8 41,2

(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh)

Trong khoảng từ năm 2011-2013 nền kinh tế của Tỉnh có nhiều biến động, từ 12,7%

năm 2010 giảm xuống 10,12% và 8,94% năm 2011 và 2012. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế thế giới, và bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Tuy vậy, con số đạt được của Quảng Ninh cũng là khá ấn tượng so với tình trạng chung của nước khi đó32. Điều này cho thấy, tích lũy nội tại nền kinh tế Quảng Ninh khá tốt. Từ năm 2014 đến nay,

các chỉ số thống kê cho thấy, cùng với đà phục hồi kinh tế của cả nước, kinh tế Quảng Ninh cũng tăng trưởng hơn so với năm 2013, đặc biệt năm 2015 GRDP đạt 11%. Tính

trung bình GRDP trong 5 năm (2011-2015) đạt 9,2%. Từ năm 2016 đến Quý III năm

201733 tăng trưởng GRDP của Quảng Ninh có biểu hiện suy giảm, năm 2016 đạt 10,1%, giảm 0,9 điểm% so với năm 2016, và 9 tháng năm 2017 ước tính GRDP đạt 9,7%, thấp hơn 1,2 điểm % so với cùng kỳ năm 2016 (11,6%). Tuy nhiên, theo tác giả,

32Năm 2016, GDP cả nước đạt 6,3-6,5%, Hà Nội 8,03%, TP. Hồ Chí Minh 8,0%, Hải Phòng 11%, Đà Nẵng 8,85%, Đồng Nai 8,2%, Hải Dương 7,5%.

33UBND tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng, nhiệm vụ trọng tâm Quý IV năm 2017.

do tính mùa vụ củakinh tế, GRDP của Quảng Ninh có thể đạt hơn 10% cả năm 2017.

GRDP bình quân đầu người của tỉnh cũng có sự cải thiện đáng kể: Năm 2010 là 68,91 triệu đồng/người, năm 2012 là 66,29 triệu đồng/người; năm 2014 là 78,17 triệu đồng/người và đến năm 2016 có sự phát triển vượt bậc, đạt 102,4 triệu đồng/người. Đóng góp của Tỉnh vào NSNN cũng có sự thay đổi đáng kể. Năm 2010 là 29.680 triệu đồng; năm 2012 là 30.818 triệu đồng; năm 2014 là 33.019 triệu đồng và đến năm 2016 là 34.655 triệu đồng.Nằm trong tốp 5 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tỷ trọng đầu tư công của Tỉnh đã giảm từ 60% năm 2010 xuống 37% năm 2015, gia tăng tỷ trọng đầu tư tư nhân.

Cơ cấu các ngành trong nền kinh tế cũng có sự chuyển biến đáng kể: Ngành nông

nghiệp có xu hướng giảm mạnh, trongkhi đó, ngành dịch vụ tăng trưởng cao nhất. Cụ thể: (i) Ngành nông nghiệp trong giai đoạn qua có dấu hiệu giảm sâu, từ mức 23,25% năm 2010 xuống còn 19,8% năm 2012. Đến năm 2014 là 13,65% và chỉ còn 9,2% trong năm 2016; (ii) Ngành công nghiệp và xây dựng có sự biến động nhẹ trong giai

đoạn qua. Năm 2010 là 40,25%; năm 2012 là 43,08%; năm 2014 là 47,34%, năm 2015

là 50,6% và giảm còn 49,6% trong năm 2016. Mặc dù có sự thay đổi không đều giữa các năm nhưng ngành công nghiệp và xây dựng vẫn chiếm đa số trong cơ cấu ngành của tỉnh. Đây cũng là thế mạnh của tỉnh trong việc phát triển kinh tế xã hội; (iii)

Ngành dịch vụ có sự phát triển vượt bậc: năm 2010 chiếm 36,5%; năm 2012 là 37,12%; năm 2014 là 39,01% và đến năm 2016 đạt 41,2%. Việc tỷ trọng ngành này

càng tăng là do trong giai đoạn qua, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện quan tâm nhiều đến việc phát triển du lịch, hàng năm số lượng khách đến với tỉnh tăng đáng kể. Điều này góp phần làm gia tăng doanh thu cho ngành, từ đó tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu các ngành kinh tế.

Đóng góp NSNN của Quảng Ninh đạt mức cao so với mặt bằng chung cả nước: Năm 2010 là 29.680 triệu đồng; năm 2012 là 30.818 triệu đồng; năm 2014 là 33.019 triệu đồng và đến năm 2016 là 34.655 triệu đồng. 9 tháng 201734, tổng thu NSNN ước đạt 26.311 tỷ đồng đạt 67,5% dự toán phấn đấu, bằng 91% cùng kỳ và được báo vượt chỉ tiêu đề ra năm 2017.

34UBND tỉnh Quảng Ninh. Báo cáo Tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng, nhiệm vụ trọng tâm Quý IV năm 2017.

Tóm lại, mặc dù nền kinh tế thế giới và Việt Nam nhiều sự biến động, tuy vậy xét về tổng thể tỉnh Quảng Ninh vẫn đảm bảo được kết quả tăng trưởng thuộc loại cao của cả nước. Kết quả có được xuất phát từ sự điều hành kinh tế - xã hội linh hoạt của Tỉnh; khả năng nội tại của nền kinh tế Quảng Ninh; đóng góp của khu vực dịch vụ, sản xuất công nghiệp phục hồi và gia tăng tương đốiổn định. Tuy nhiên, những điểm cần lưu ý trong phát triển bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới cần chú trọng cải thiện như: hệ thống cơ sở hạ tầng; cải cách hành chính và hiệu quả hoạt động của bộ máychính quyền; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Tỉnh nhà.

2.1.2.2 Tình hình xã hội

a. Dân số, y tế, giáo dục tỉnh Quảng Ninh * Về dân số của tỉnh

Tính đến cuối năm 2016, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.250.903 người, mật độ dân số đạt 201 người/km². Trong đó dânsố sống tại thành thị chiếm 52,68%, dân số sống là 47,32%. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân sốphân theo địa phương tăng 11,5‰/năm.

Hiện nay, dân cư Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở bốn thành phố và hai thị xã, là các trung tâm của ngành công nghiệp khai thác than, du lịch và cửa khẩu của Việt Nam, 8

huyện còn lại dân cư tương đối thưa thớt, sống chủ yếu bằng nghề nông.

Theo thống kê của tổng cục thống kêViệt Nam, hiện nay trên toàn tỉnh Quảng Ninh có

34 dân tộcvà người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó,người Kinh đông nhất chiếm 85,95%, tiếp sau đó làngười Daođông thứ nhì với 5,03% người,người

Tày 2,97%, Sán Dìu chiếm 1,52%, người Sán Chaychiếm 1,17%, người Hoa chiếm

2,36%. Ngoài ra còn có các dân tộc ít người nhưngười Nùng,người Mường,người

Thái.

Là tỉnh biên giới lớn nhất Việt Nam nên Quảng Ninh cũng là tỉnh tồn tại 6 tôn giáo. Trong đó: nhiều nhất là Công giáo chiếm 84,41%;Phật giáochiếm 14,03%;Đạo Tin

Lành chiếm 1,15%, Đạo Cao Đàichiếm 0,37%, Hồi Giáochiếm 0,03% và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Namchiếm 0,03%. Việc các tôn giáo cùng tồn tại cho thấy tín ngưỡng văn hóa khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn các rủi ro về tín ngưỡng, mâu thuẫn giữa các tôn giáo. Do đó, để xã hội thực sự ổn định, cần quan tâm hơn nữa đến các vấn đề tôn giáo này.

* Về y tế của tỉnh

Trong giai đoạn qua, y tế của tỉnh Quảng Ninh có bước cải tiến đáng kể. Hiện nay, số trạm y tế đến các thôn, xóm đã chiếm 100%. Đồng thời, hàng năm, công tác khám chữa bệnh của người dân trong tỉnh luôn được cải thiện và nâng cao chất lượng khi hàng năm, trên 95,2% số người dân được khám y tế tại địa phương. Ngoài ra, tình

trạng suy dinh dưỡng của trẻ em trong giai đoạn qua đã giảm đáng kể, chỉ còn dưới mức 1,02%. Điều này cho thấy công tác y tế toàn tỉnh trong giai đoạn qua được thực hiện khá tốt và đạt kết quả cao. Từ đó góp phần tăng chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh trong giai đoạn tới.

* Về giáo dục của tỉnh

Công tác giáo dục của tỉnh trong giai đoạn qua cũng có những bước tiến đáng kể. Tính đến tháng 12/2016, 100% các địa phương trong tỉnh có các trường Phổ thông Trung họcvới trên 85% các trường đều đạt trường chuẩn quốc gia. Chất lượng các trường nội trú cho học sinh vùng sâu, vùng xa ngày càng được tăng cường cả về chất và lượng. Điều này góp phần giúp cải thiện và tăng cường đáng kể chất lượng của địa phương, từ đó góp phần phát triển vững chắc kinh tế - xã hội ngày càng tốt hơn.

b. Cơ sở hạ tầng

* Về hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của Quảng Ninh rất phong phú bao gồm giao thôngđường bộ, đường sắt,đường biểnvà cảng hàng không. Cụ thể:

- Đường bộ: Hệ thốngđường bộcó 6 tuyếnQuốc lộ dài 381 km gồm QL18A, 18B, 18C, 4B, 279, 10. Đường tỉnh có 12 tuyến với 301 km, 764 km đường huyện và

2.500 km đường xã. Toàn tỉnh có 16bến xetrong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp. Các

tuyến đường bộ cao tốc đang triển khai bao gồm: Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ

Long - Vân Đồn, Vân Đồn - Móng Cái.

- Đường thủy: Đối với hệ thốngđường thuỷnội địa toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa,

5 cảng biển(9 khu bến) thuộc Danh mụccảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biểnViệt Namđến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Cáccảng biểnlớn nhưCảng Cái Lân, Cảng Vạn Gia, Cảng Cửa Ông, Cảng Hòn Nét và Cảng Mũi Chùa.

-Đường sắt: Tỉnh có 65 km đường sắtquốc gia thuộc tuyến Kép - Hạ Long và hệ thốngđường sắt chuyên dùng ngành than.

- Đường hàng không:Trong tương lai gần, tại huyện đảo Vân Đồn sẽ hoàn thành Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và tham quan du lịch cho người dân và khách du lịch. Quảng Ninh cũng đã và đang phát triển dịch vụ thuỷ phi cơ cho mục đích di chuyển và ngắm cảnh. Dự kiến tháng 4/2018, sân bay quốc tế Vân Đồnsẽ chính thức đi vào hoạt động.

* Về hệ thống đường điện

Hiện nay, hệ thống đường điện của tỉnh khá tốt với 100% số xã, huyện, thành phố của tỉnh được cấp điện. Bên cạnh đó, mỗi năm công ty Điện lực Quảng Ninh còn đầu tư mỗi năm hàng trăm tỷ đồng vào việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện và trạm biến áp; xây dựng thêm đường dây và lắp đặt thêm trạm biến áp mới. Riêng năm 2016,

Công ty đã được đầu tư 25 công trình cải tạo, nâng cấp và chống quá tải lưới điện trị

giá 197,27 tỷ đồng.

Hệ thống đường điện luôn được đầu tư cải tạo đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao trong quản lý, vận hành, kinh doanh điện. Điều này đã tạo ra lưới điện vận hành an toàn, ổn định với chất lượng cao hơn, đáp ứng tốc độ phát triển phụ tải; tỷ lệ tổn thất điện năng thường thấp hơn mức quy định hàng năm của EVN. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng là tỉnh đi đầu trong việc hoàn tất công tác tiếp nhận lưới điện hạ áp nông

thôn trước thời hạn quy định của Chính phủ, trực tiếp quản lý và tổ chức bán điện đến tận các hộ dân nông thôn, xóa bỏ hẳn tình trạng bán điện cho hộ dân qua công tơ tổng và cai thầu điện. Lưới điện hạ áp nông thôn do đầu tư xây dựng từ lâu lại không đúng

kết cấu kỹ thuật; vật tư không đủ tiêu chuẩn nên cũ nát, dễ gây mất an toàn; chất lượng điện áp kém và mức tổn thất lớn.

Việc hệ thống điện được hoàn tất và đi vào sử dụng đã giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; đồng thời việc chất lượng điện tăng cường còn có vai trò lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tỉnh, giúp cho quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh ngày càng hiệu quả. Từ đó góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)