Thực trạng thu hút đầu tư theo địa bàn trên toàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 88)

Trong giai đoạn 2010-2016, các địa phương trong toàn tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực trong công tác huy động vốn FDI. Cụ thể tại bảng sau:

Bảng 2.6 Tình hình thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Ninh

theo địa bàn trong giai đoạn 2010-2016

Đơn vị tính: USD

TT Địa phương lượngSố

Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị trọng Tỷ (%) 1 Tp.Hạ Long 286 3.998.776.805 26,58 719.229.387 24,89 2 Tp.Uông Bí 193 2.296.789.132 15,26 402.458.783 13,93 3 TP. Cẩm Phả 228 3.484.189.260 23,16 702.195.183 24,3 4 TP. Móng Cái 192 1.991.419.775 13,23 396.187.309 13,71 5 TX.Quảng Yên 168 1.186.432.702 7,88 298.186.196 10,32 6 TX.Đông Triều 157 986.538.519 6,56 186.192.029 6,44 7 H.Vân Đồn 38 197.307.704 1,31 36.125.010 1,25 8 H.Hoành Bồ 25 98.738.783 0,66 38.195.186 1,32 9 H.Cô Tô 39 201.421.352 1,34 31.980.196 1,11 10 H.Đầm Hà 15 133.151.189 0,88 21.850.198 0,76 11 H.Hải Hà 17 193.187.603 1,28 34.197.180 1,18 12 H.Bình Liêu 11 90.164.356 0,6 8.665.180 0,3 13 H.Tân Yên 12 118.165.761 0,785 12.186.190 0,42 14 H.Ba Chẽ 7 70.798.180 0,47 2.381.973 0,08 Tổng số vốn FDI 1.388 15.047.081.121 100 2.890.030.000 100

(Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh)

Trong giai đoạn 2010 - 2016, số lượng và tổng vốn các dự án FDI của tỉnh Quảng Ninh chỉ tập trung chủ yếu tại các thành phố và thị xã lớn. Cụ thể:

Thành phố Hạ Long đứng đầu về số lượng các dự án (286 dự án) với tổng số vốn đăng

ký lên tới 3.998.776.805 USD, chiếm 26,58%. Đồng thời lượng vốn được đầu tư xây dựng trong giai đoạn qua đạt 719.229.387 USD, chiếm 24,89%.

Xếp sau Hạ Long là TP. Cẩm Phả với 228 dự án và tổng vốn đăng ký là 3.484.189.260 USD, chiếm 23,16%. Đồng thời lượng vốn đã thực hiện được là 702.195.183 USD, chiếm 24,3%.

Thành phố Uông Bí xếp thứ ba khi có 193 dự án đầu tư với 2.296.789.132 USD vốn đăng ký và vốn thực hiện là 402.458.783 USD, chiếm 13,93%. Đồng thời, TP. Móng

Cái xếp thứ tư với 192 dự án, tổng vốn là 1.991.419.775 USD, chiếm 13,23%; tổng số vốn thực hiện đạt 396.187.309 USD, chiếm 13,71%. Các thị xã như Quảng Yên, Đông Triều cũng có số lượng dự án là 168 và 157 với tổng vốn được đầu tư là 1.186.432.702

USD và 986.538.519 USD.

Các huyện như Hoành Bồ, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Tân Yên cũng có số lượng dự án thấp hơn so với các thành phố và thị xã. Đặc biệt xếp cuối bảng chính là huyện Ba Chẽ với 7 dự án với số vốn đăng ký là 70.798.180 USD, chiếm 0,47%; đồng thời số lượng vốn được thực hiện chỉ đạt 2.381.973 USD, chiếm 0,08%.

Như vậy,trong giai đoạn 2010-2016, mặc dù số lượng các dự án được tăng lên nhưng các dự án này thực sự không đồng đều nhau về số lượng và quy mô vốn. Thông thường các dự án này chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã, ít dự án được triển khai về các huyện khó khăn như Ba Chẽ, Bình Liêu, Tân Yên,... dẫn tới sự không đồng đều trong việc phát triển kinh tế.

Giải thích điều này chính là do một số chính sách của tỉnh trong việc phân bố dự án đầu tư chưa thực sự hợp lý. Đồng thời, các huyện chưa quảng bá, thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng chưa cao,... nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư. Do đó hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)