Kinh nghiệm trong nước trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 65)

Để có cái nhìn tổng quan hơn về kinh nghiệm thu hút FDI, nghiên cứu lựa chọn thêm phân tích ba địa phương trong nước là Hà Nội, Bắc Ninh và Đà Nẵng, là ba trong tổng số các tỉnh thành tiêu biểu trong thực hiện chính sách hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua.

Bảng 1.6 Thu hút FDI vào Hà Nội, Bắc Ninh và Đà Nẵng, 2010-2016

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Bắc Ninh 285,3 628,95 1161,02 1606,97 1585,49 3363 899,99

Hà Nội 557,4 1106,44 1345,92 1074,59 1043,25 1126,9 2794,44

Đà Nẵng 98,9 477,76 239,03 149,67 60,49 44,3 97,27

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ KH&ĐT) 1.4.2.1 Thành phố Hà Nội

Là thủ đô của cả nước với nhiều thuận lợi và thế mạnh, Hà Nội được đánh giá là khá thành công trong thu hút FDI trong những năm qua. Tính đến ngày 27/10/2016, Hà Nội đã thu hút được 2.644,2 triệu USD, tăng 310% so với cùng kỳ năm 2015 (840,8 triệu USD), vượt kế hoạch năm 2016 đề ra từ 1,5 - 2 tỷ USD. Ước tính trong cả năm

thành phố thu hút 2,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 798 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2015. Trên địa bàn thành phố, doanh

thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 9.100 triệu USD. Khối doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất trong 3 thành phần kinh tế với kim ngạch ước đạt 3.950 triệu USD, chiếm tỷ trọng 48,7% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn (tương đương cùng kỳ năm 2015). Kết quả này xuất phát từ việc TP. Hà

Nội áp dụng một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể. Quy hoạch đầu tư nước ngoài là một bộ phận hữu cơ trong quy hoạch đầu tư chung của TP. Hà Nội. Định hướng và giải pháp thu hút FDI phải gắn chặt với quy hoạch tổng thể các ngành, các vùng lãnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của Hà Nội, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Thứ hai, phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hà Nội nâng cao

vai trò của NSNNtrong xây dựng cơ cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng KCN. Áp dụng quy chế ưu đãi hoặc phát hành trái phiếu công trình để đầu tư vào các công trình trọng điểm. Ngoài ra TP. Hà Nội còn khuyến khích tư nhân đầu tư vốn phát triển hạ tầng KCN. Áp dụng quy chế ưu đãi cụ thể đối với các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT vào các dự án địa bàn cụ thể.

Thứ ba, mở rộng tự do hóa tư nhân và tăng cường xúc tiến, vận động đầu tư. TP. Hà

Nội đã chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư với nước ngoài thành lập công ty cổ phần có vốn FDI. Hình thức này đã phổ biến trên thế giới và Đông Nam Á. Đây là công ty có lợi về huy động vốn và có mức độ rủi ro thấp hơn công ty TNHH. Cấp phép thuê nhà đất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư để xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán cho người nước ngoài, người Việt Nam. FDI được mở rộng kinh doanh trên các lĩnh vực tài chính, nhất là bảo hiểm, ngân hàng và một số lĩnh vực cụ thể khác. Gắn công tác vận động xúc tiến đầu tư với chương trình dự án, đối tác, địa điểm cụ thể. Bộ, ngành, UBND có trách nhiệm hướng dẫn NĐT trong khâu tìm hiểu, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triển khai. Nhanh chóng xây dựng danh mục kêu gọi FDI với chất lượng cao, từng dự án cần được mô tả khái quát về nội dung, địa điểm, khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư, thời gian triển khai

dự án, đối tác trong nước để NĐTNN nghiên cứu các thông tin và đưa ra quyết định đầu tư. Đặc biệt, một thành công trong công tác thu hút FDI vào Hà Nội có thể nói đến là Hà Nội đã phát huy được lợi thế so sánh của mình và có hướng thu hút FDI

vào những ngành, lĩnh vực mà có thể khai thác tốt những lợi thế đó. Kết quả thu hút FDI vào đất đai của Hà Nội là một ví dụ điển hình. Đất đai được UBND TP. Hà Nội xem là trọng tâm thu hút FDI vào thành phố. Các dự án với quy mô lớn, có thể kể đến như: Khách sạn năm sao của tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) tại khu đô thị Đông Nam (đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy), diện tích 1,98ha, vốn đầu tư nước ngoài cho dự án là 80 triệu USD với quy mô 564 phòng; siêu thị Big C,…

1.4.2.2 Tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, với lợi thế về vị trí địa lý cùng khả năng liên kết vùng, khu vực thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng và sự năng động của lãnh đạo Tỉnh, những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút có hiệu quả dòng vốn FDI. Thời điểm tái lập Tỉnh năm 1997, Bắc Ninh chỉ có 4 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 177,58 triệu USD đến tháng 8/2016, đã tăng lên 882 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 12,1 tỷ USD. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2016, toàn Tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 111 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 429,58 triệu USD. Bắc Ninh trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về mức độ hấp dẫn các dự án FDI. Đến nay, Bắc Ninh đã có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7.681 ha, trong đó có 9 KCN đã đi vào hoạt động hiệu quả như: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành III, Quế Võ II, Đại Đồng - Hoàn Sơn, KCN Đô thị và dịch vụ VSIP, HANAKA. Các KCN được đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với các ngành sản xuất có tính động lực như điện tử, dệt may, cơ khí với kỹ thuật tiên tiến, làm tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trườngtrong nước và quốc tế.

Không chỉ thu hút được lượng FDI lớn, Bắc Ninh còn được biết đến như là “Thánh địa sản xuất điện thoại di động của khu vực và thế giới”. Các dự án FDI ở Bắc Ninh còn được đánh giá cao về chất lượng bởi sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn và thương hiệu toàn cầu như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico

(Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển), Ariston (Italia),... Đây là điểm đặc biệt đáng chú ý khi trên cả nước, số lượng các tập đoàn lớn đầu tư còn khiêm tốn, không như kỳ vọng. Nhìn chung, nguồn vốn FDI đã có những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể, khu vực FDI đã chiếm trên 85% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tỉnh, đóng góp tới 99% tổng kim ngạchxuất khẩu, đưa Bắc Ninh trở thành Tỉnh có giá trị xuất siêu lớn trên cả nước. Thu nhập bình quân của lao động trong các KCN đạt 5,578 triệu đồng/người/tháng.Để đạt kết quả này, trong thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện triển khai các hoạt động về công tác xúctiến thu hút đầu tư nước ngoài, như: cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các NĐT, thể hiện qua chỉ số năng lực môi trường cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh xếp thứ 6/63. Các giải pháp thu hút đầu tư nước

ngoài được tỉnh Bắc Ninhthực hiện như sau:

Thứ nhất, định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

- Định hướng lĩnh vực đầu tư: Tập trung thu hút các tập đoàn đa quốc gia (TNCs), các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, tạo giá trị gia tăng lớn trên đơn vị sản phẩm;phấn đấu phát triển thành các cụm ngành công nghiệp điện tử, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm đầu tư công nghệ cao của cả nước.

- Định hướng địa bàn đầu tư: Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào nhữngđịa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý như cáchuyện Tiên Du, Từ Sơn, Quế Võ, Yên Phong và TP. Bắc Ninh; hướng thu hút FDI đến những địa bàn có điều kiện KTXH khó khăn hơn như: Gia Bình, Lương Tài và Thuận Thành.

- Định hướng đối tác. Khuyến khích thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia trên cả hai hướng: (i) Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao, đảm bảo môi trường và đóng góp lớn cho phát triển KTXH như: giải quyết việc làm, đóng góp nguồn thu lớn

cho ngân sách,…; (ii) Tạo điều kiện để một số tập đoàn đa quốc gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.

(Trung Quốc), Châu Âu và Hoa Kỳ.

Thứ hai, tiếp tục quy hoạch, thực hiện phát triển hạ tầng KCN, cụm công nghiệp.

Đến năm 2015 quy hoạch 15 KCN với diện tích quy hoạch là 6.847 ha. Tiếp tục thực hiện quy hoạch và triển khai 28 khu, cụm công nghiệpnhỏ và vừa với tổng diện tích 863,9 ha. Đến năm 2020, cơ bản lấp đầy diện tích các KCN tập trung đã đầu tư hạ tầng, lấp đầy 80% các cụm công nghiệpquy hoạch mới.

Thứ ba, về phát triển nguồn nhân lực. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án nguồn nhân lực chất lượng cao. Chú trọng đào tạo chuyên môn, tay nghề kết hợp với đào tạo

phẩm chất, con người (đạo đức, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật,…). Khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Khuyến khích sự liên kết, phối hợp giữa doanh nghiệp với các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, dạy nghề để tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu.

Thứ tư, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tưlà công tác của mọi ngành, mọi cấp, cần thực hiện một cách thực sự có hiệu quả, hợp lý. Triển khai xúc tiến đúng trọng tâm, bám sát nhu cầu thực tế của tỉnh. Chú trọng việc chuẩn bị mặt bằng và các cơ sở hạ tầng khác cho các dự án đang xúc tiến cũng như việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động của các dự án đã đầu tư vào tỉnh.. Kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và du lịch tại các nước có tiềm năng về thương mại; Kết hợp với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tư để tổ chức các hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư,

quảng bá hình ảnh của tỉnh; Lồng ghép chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tưquốc gia.

Thứ năm, về quản lý Nhà nước tại địa phương đối với hoạt động FDI. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” nhằm giảm chi phí thời gian của doanh nghiệp FDI, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch. Hỗ trợ ưu đãi, khuyến khích đầu tư đặc thù theo Nghị quyết số

24/2011/NQ-HĐND ban hành ngày 29/9/2011 của HĐND tỉnh Bắc Ninh; Xây dựng cơ chế phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa cơ quan cấp tỉnh, NĐT và chính quyền

địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ doanh nghiệp sau đầu tư khi đi vào hoạt động ổn định. Thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của doanh

nghiệp FDI để giải quyết các khó khăn, vướng mắc đồng thời ngăn ngừa doanh nghiệp hoạt động trái pháp luật, thực hiện kiên quyết rút giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tưđối với các dự án, doanh nghiệp FDI không triển khai, chậm triển khai dự án, hoạt động không hiệu quả, vi phạm giấy chứng nhận đầu tư và quy định của Nhà nước.

Thứ sáu, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tiếp tục quy hoạch và tổ chức thực hiện các KCN, cụm công nghiệphỗ trợ. Tạo điều kiện thuận lợi đối với việc thu

hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút các tập đoàn lớn đến tìm hiểu, thực hiện đầu tư trên địa bàn. Có chính sách hỗ trợ đối với các chủ đầu tư hạ tầng KCN, cụm công nghiệphỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

1.4.2.3 Thành phố Đà Nẵng

TP. Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và cũng là một trong những điểm sáng trong thu hút vốn FDI của khu vực miền Trung-Tây Nguyên của nước ta. Theo báo cáo PCI 201629, TP. Đà Nẵng đứng thứ 2 trong 10 địa điểm hấp dẫn đầu tư ở Việt Nam. Từ chính sách thông thoáng, rộng mở, TP.Đà Nẵng đã không ngừng thu hút các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt là thu hút vốn FDI phục vụ đắc lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, thành phố Đà Nẵng đã thu hút hơn 200 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 50% vốn đăng ký. Trong 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại thành phố Đà Nẵng thì British Virgin Island (vùng lãnh thổ thuộc Anh) dẫn đầu với tổng số vốn đăng ký chiếm tỷ lệ 37,4%; tiếp đó là Hàn Quốc, Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản,… phần lớn các dự án tập trung vào một số lĩnh vực như: du lịch - dịch vụ, bất động sản và công nghiệp. Trong đó, vốn FDI chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chiếm trên 76%,

công nghiệp chiếm hơn 22%, còn lại là các lĩnh vực khác.

Hàng năm, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố đã thực hiện được gần 3.000 tỷ đồng giá trị sản lượng hàng hóa, xuất khẩu đạt gần 400 triệu USD,… góp phần đáng kể vào đổi mới công nghệ, phát triển nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế khác của địa phương cùng phát triển. Thành công trong thu hút vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng xuất phát từ những nguyên nhân

sau:

Thứ nhất, TP. Đà Nẵng không ngừng nâng cao chỉ số PCI, luôn đứng trong tốp đầu, đây được xem là một trong những nhân tố quan trọngxây dựng thương hiệu thành phố Đà Nẵng trong cả nước và quốc tế với việc thu hút vốn FDI.

Thứ hai, lãnh đạo thành phố luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư: duy trì các cuộc tiếp xúc, giao lưu hàng năm, trực tiếp lắng nghe và tháo gỡ những vướng mắc trong thu hút

đầu tư vào TP. Đà Nẵng. Luôn tích cực trong chỉ đạo, đổi mới cơ chế và vận dụng linh hoạt để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư, như: kết nghĩa với các thành phố lớn của Nga, Nhật, Mỹ, Thái Lan,… quảng bá, xúc tiến, lập dự án gọi vốn gửi đến các tập đoàn lớn của nước ngoài. Thành phố tiến hành mở văn phòng đại diện tại các nước cũng góp phần tạo thuận lợi lớn trong thu hút vốn FDI.

Thứ ba, luôn đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư về môi trường đầu tưthông thoáng, công khai, minh bạch của thành phố, cũng như điều kiện về cơ sở hạ tầng, tình hình thị trường, giới thiệu một điểm đến lâu dài, ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, triển khai tốt đề án cơ chế “Một cửa liên thông” về cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án FDI, đáp ứng các yêu cầu nhanh, công khai, minh bạch. Ngoài ra, UBND thành phố Đà Nẵng cũng phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện giải quyết vướng mắc của các nhà đầu tư trong việc triển khai hoạt động, hỗ trợ các nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)