Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, trong giai đoạn qua, tỉnh Quảng Ninh còn tồn tại một số hạn chếnhất định, cụ thể như sau:
Thứ nhất,mặc dù số lượng và tổng vốn đầu tư có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2010-
2014 nhưng đến năm 2015 lại có dấu hiệu giảm khá sâu. Điều này gây lên tình trạng chưa tốt cho việc đầu tư FDI nói riêng, cho kinh tế tỉnh nói chung.
Thứ hai, ngành nông nghiệp vốn đã chiếm tỷ trọng khá nhỏ thì việc ít đầu tư vốn đã khiến cho quy mô, tỷ trọng của ngành này càng nhỏ tương đối so với công nghiệp và dịch vụ. Điều này khiến cho bất cân xứng trong ngành nghề của tỉnh, tạo khoảng cách
giàu nghèo ngày càng tăng cao.
Thứ ba,mặc dù có sự gia tăng về số lượng và tổng vốn đầu tư nhưng lại tập trung chủ yếu tại các thành phố và thị xã, ít chú trọng các dự án ở nông thôn, nhất là các huyện xa, vùng núi khó khăn. Sự chênh lệch này khiến cho sự phân hóa giữa nền kinh tế các vùng miền ngày càng sâu sắc.
Thứ tư, là tỉnh biên giới nên văn hóa được du nhập. Đồng thời, là tỉnh phát triển kinh tế, thu hút một lượng lớn lao động không chỉ trong tỉnh mà còn ngoài tỉnh nên các tệ nạn xã hội trong tỉnh vẫntương đối nhiều, gây mất ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn FDI.
Thứ năm,mặc dù có sự cải thiện về cơ sở hạ tầng nhưng chủ yếu được đầu tư nâng cấp tại
các thành phố, thị xã lớn. Các huyện nghèo, vùng núithì hệ thống giao thông nghèo nàn, lạc hậu, ít được đầu tư,... nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn FDI.
Thứ sáu, các thủ tục giải quyết đầu tư đôi khi còn khá rườm rà cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến các dự án đầu tư được triển khai chậm, ảnh hưởng đến công tác đầu tư.