Những hạn chế trên của tỉnh trong giai đoạn qua được xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất,cơ chế quản lý đầu tư còn chưa linh hoạt, các thủ tục còn rườm rà...đã khiến
cho các NĐT khá e ngại, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như số lượng các dự án đầu tư.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng của tỉnh chưa được đầu tư đúng hướng. Đặc biệt là các tuyến đường nối các huyện vùng sâu, vùng xa,... Không những thế, hệ thống đường cao tốc của Quảng Ninh kết nối với các tỉnh thành trong khu vực chưa thuận tiện, chưa có sân
bay,... Dự án giao thông chính của tỉnh đang trong giai đoạn xây dựng (cao tốc Hạ
Long – Hải Phòng; Sân bay Vân Đồn) nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý NĐT.
Bên cạnh đó, các NĐT có xu hướng thích đầu tư gần với thủ đô Hà Nội trong phạm vi bán kính khoảng 100km, hoặc khoảng cách di chuyển ô tô không quá 1,5 giờ đồng hồ. Trong khi đó, về địa lý thì khoảng cách Quảng Ninh và Hà Nội lại khá xa nhau nên cũng gây nên hạn chế trong việc thu hút vốn FDI.
Thứ ba, một số địa phương lân cận như: TP. Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam... tạo thành chuỗi liên kết đầu tư đang nổi lên như là một điểm sáng với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, đồng thời là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do có cơ sở hạ tầng đồng bộ: đường bộ (Quốc lộ 5B), đường biển (Cảng Lạch Huyện), đường hàng không (Sân bay Cát Bi), đường sắt (Hải Phòng – Hà Nội). Đây được xem như là một thách thức rất lớn của tỉnh Quảng Ninh trong việc cạnh tranh với các tỉnh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Quảng Ninh.
Thứ tư, việc quy hoạch và xây dựng các KCN của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức, đồng thời còn tồn tại một số hạn chế như: thiếu tính quy mô, hiện đại, bền vững, chưa đáp ứng được mong muốn của nhà đầu tư. Các KCN còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có KCN nào được đầu tư hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nên chưa đủ sức hấp dẫn về cơ chế chính sách so với các KCN tại các địa phươnglân cận.
Trong khi đó, khu kinh tế Đình Vũ - Hải Phòng giáp ranh với tỉnh Quảng Ninh được Chính phủ cho phép áp dụng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù. Các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đặc biệt tại khu vực thị xã Quảng Yên không có sự đồng bộ vềcơ sở hạ tầng và cũng không có cơ chế chính sách ưu đãi bằng Khu kinh tế Đình Vũ
- Hải Phòng dẫn tới rất khó cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, tỉnh Quảng Ninh không có lợi thế trong việc cạnh tranh với các tỉnh khác về nguồn nhân lực giá rẻ, nguồn nhân lực được đào tạo có kỹ năng và tay nghề đủ để đáp ứng cho các ngành sử dụng nhiều lao động. Trong khi đó, các tỉnh lân cận như Hải
Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc có lợi thế hơn, nguồn lao động chất lượng và dồi dào hơn. Quảng Ninh lại là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, có mức thu nhập bình quân đầu người cao so với các tỉnh thành khác trong cả nước nên không đủ sức hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài về nguồn lao động giá rẻ nên đã hạn chế trong việc thu hút vốn FDI.
Trên đây là những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của việc thu hút vốn FDI của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua. Tác giả hi vọng trong giai đoạn tới, tỉnh cần phát huy những ưu điểm đã đạt được, tìm các biện pháp giảm các hạn chế để từ đó giúp cho việc thu hút vốn FDI ngày càng tốt hơn, góp phần giúp nền kinh tế bền vững và phát triển hơn.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tác giả đã thực hiện nghiên cứu và đánh giá tổng vốn đầu tư FDI vào tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn qua. Có thể nói: vốn FDI của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn qua đã có những tác dụng rất lớn đối với việc đầu tư của tỉnh như: bổ sung vào tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần tăng thu cho ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy xuất khẩu, có tác động tích cực trong khai thác lợi thế so sánh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn qua.
Thứ hai, trong chương này, tác giả đã thực hiện đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI của tỉnh trong thời gian qua dưới các khía cạnh: hình thức đầu tư, đối tác đầu tư và địa bàn đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, vốn FDI cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: có sự mất cân đối trong đầu tư, ít nhà đầu tư lớn hiệu quả đầu tư mang lại cho tỉnh Quảng Ninh còn chưa cao.
Đồng thời, tác giả còn đưa ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hạn chế: quản lý Nhà nước còn chưa tốt; chất lượng lao động thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu, chính sách ưu đãi chưa nhiều,... Qua đó góp phần giúp nhà hoạch định chính sách có sự nhìn nhận các ưu điểm, hạn chế các nhược điểm để từ đó góp phần thu hút vốn FDI ngày càng tốt hơn.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG NINH