giai đoạn 2010-2016
2.3.1 Môi trường chính trị
Hiện nay, với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tình hình chính trị của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng tương đối ổn định. Điều này có ảnh hưởng hết sức tích cực đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp FDI bởi nó tạo cho các
NĐT yên tâm khi tìm kiếm cơ hội làm ăn và định cư lâu dài. Chính vì lý do đó, tỉnh đã thu hút được một lượng lớn các NĐT từ các nước như: Anh, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... đến đầu tư. Đồng thời hàng năm số lượng các NĐT đến đầu tư tại tỉnh không ngừng tăng lên, từ đó giúp gia tăng số lượng vốn FDI chảy vào Quảng Ninh
ngày càng nhiều hơn.
2.3.2 Môi trường luật pháp
Song song với môi trường chính trị, môi trường luật pháp của Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng cũng được xây dựng thông thoáng hơn. Trong những năm qua, để thu hút vốn FDI từ các NĐT nước ngoài, hệ thống luật pháp đã được cải thiện đáng kể. Một loạt các luật mới được ban hành như Luật đầu tư nước ngoài; luật doanh nghiệp 2014,... luôn kịp thời được cập nhật và cải tiến đã góp phần không nhỏ cho sự thành công trong việc thu hút vốn FDI trong giaiđoạn qua.
Có thể kể đến một số sự thay đổi trong việc cải cách luật pháp như: gia hạn thời gian nộp thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài, giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 22% xuống còn 20% cho mọi loại hình doanh nghiệp,... Ngoài ra, một loạt các sắc thuế được giảm xuống khi Việt Nam gia nhập WTO như thuế xuất nhập khẩu, ... Việc giảm thuế, miễn thuế cho các doanh nghiệp FDI có vai trò rất lớn, giúp gia tăng số lượng các NĐT đến với tỉnh Quảng Ninh nói chung, Việt Nam nói riêng. Đồng thời, các sắc thuế của Việt Nam hiện nay khá rõ ràng, công bằng, công khai, ổn định lâu dài; tính khả thi của pháp luật và việc bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư; tính ưu đãi khuyến khích đầu tư; tính nhanh gọn, chính xác của bộ máy hành chính,... đã góp phần thúc đẩy NĐT đến với nước ta ngày càng nhiều hơn.
2.3.3 Môi trường kinh tế
Hiện nay, môi trường kinh tế của Việt Nam nói chung khá ổn định và phát triển. Trung bình trong giai đoạn qua, Việt Nam tốc độ tăng trưởng kinh tế mỗi năm khoảng 6%, trong khi đó,con số trung bình của tỉnh Quảng Ninh là 10,1%. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút các dòng vốn FDI“chảy” vào tỉnh.
Bên cạnh đó, với thế mạnh là công nghiệp xây dựng và dịch vụ, tỉnh đã có những bước đầu tư cơ bản cho các cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế. Do đó, cơ cấu kinh tế được thay đổi theo hướng: tăng công nghiệp và dịch vụ nên giúp cho số lượng vốn được thu hút ngày càng nhiều hơn.
2.3.4 Môi trường văn hoá - xã hội
Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói riêng là một xã hội đa văn hóa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có sáu dân tộc với sáu bản sắc khác nhau. Điều này tạo nên một tập thể hòa hợp, nhiều văn hóa. Không những thế, tỉnh Quảng Ninh với quy mô dân số khá lớn nên có tiềm năng sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa tương đối cao. Điều này cũng là điểm mạnh trong việc thu hút vốn FDI trong giai đoạn qua.
Ngoài ra, tình hình xã hội trong giai đoạn qua của tỉnh Quảng Ninh khá ổn định khi không có các cuộc bạo động xảy ra. Tuy nhiên, do là tỉnh khá rộng, giáp biên giới nước bạn nên ở đây còn tồn tại một số hạn chế như: các tệ nạn xã hội còn cao, khả năng bảo vệ môi trường chưa được quan tâm nhiều,... khiến cho các NĐT nước ngoài còn e dè nên ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần chú ý đến các vấn đề này để từ đó góp phần giúp xây dựng được xã hội ổn định. Từ đó góp phần cho sự phát triển vốn FDI nói riêng, cho nền kinh tế tỉnh nói chung.
2.3.5 Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
Trong giai đoạn qua, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực củatỉnh Quảng Ninh có sự tăng trưởng đáng kể. Trung bình hàng năm, số lượng nguồn nhân lực tăng khoảng 10%. Đồng thời, do việc cải tiến chất lượng dạy và học tại các trường phổ thông và
đào tạo nghề nên chất lượng nguồn nhân lực tỉnh đã được tăng lên đáng kể; góp phần không nhỏ trong việc thu hút vốn FDI, đặc biệt là các dự án công nghệ cao.
Không những thế, Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng với lợi thế nguồn nhân lực rẻ, dồi dào cũng tạo sự hấp dẫn đối với các NĐT nước ngoài. Tại đây, các
NĐT nước ngoài thường mở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhẹ như chế biến nông sản, may mặc,... đã góp phần giải quyết công ăn việc làm của địa phương. Đồng thời giúp nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế bền vững.