Khái niệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

Lý thuyết và thực tiễn cho thấy, thu hút đầu tư nước ngoài là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển. Điển hình cho thực tế này là việc áp dụng thành công chính sách thu hút đầu tư của các quốc gia vào những năm 70 của thế ký XX, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore v.v... đã tạo ra cú huých chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế lạc hậu, thành các cường quốc kinh tế với nền sản xuất tiên tiến, hạ tầng xã hội phát triển, thu nhập đầu người vào loại hàng đầu thế giới. Thành quả của các quốc gia này, đầu tiên phải kể đến là nhận thức và quyết tâm Chính trị, từ đó có những hoạch định chiến lược chính xác, thông qua cơ chế, khuôn khổ pháp lý phù hợp, tiến bộ. Tạo cơ sở cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Một nguyên nhân nữa của những thành công này, phải kể đến là thành tựu của các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học kinh tế, cụ thể là những nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Có thể nói, các quan điểm về trao đổi thương mại, đầu tư giữa các quốc gia (đầu tư quốc tế), cũng như vai trò của nó trong phát triển kinh tế-xã hội đã được luận giải từ lâu, điển hỉnh là tiếp cận của Adam Smith trong tác phẩm «Bàn về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có của các quốc gia» ở thế kỷ XVIII, tạo nên bước ngoặt phát triển kinh tế to

lớn ở các nước Tư Bản. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng diễn ra đã tạo điều kiện cho những quan điểm tiến bộ ra đời mà điển hình là trường phái của Keynes. Theo đó, Keynes cho rằng, khu vực doanh nghiệp và người nước ngoài có vai trò quan trọng trong thành phần của GDP12, một chỉ số thường được sử dụng để đo lường thành tựu của một quốc gia.

Quan điểm của trường phái tân cổ điển và P. Samuelson là tương đồng, khi cho rằng, có 4 nhân tố ảnh hưởng và là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, tư bản và kỹ thuật. Samuelson nhấn mạnh rằng13, các yếu tố này ở các nước đang phát triển đều khan hiếm nên việc kết hợp bốn yếu tố này gặp khó khăn lớn, được ông mô tả là «cái vòng luẩn quẩn» của sự nghèo khổ và để phá vỡ rào cản này cần «cú huých từ bên ngoài», nghĩa là các quốc gia này cần có sự đầu tư từ bên ngoài về vốn, công nghệ, chuyên gia,… Do vậy, Chính phủ cần phải có đầu tư nước ngoài, phải tạo điều kiện thuận lợi để kích thích đầu tư nước ngoài nhằm khắc phục những hạn chế kể trên, tạo cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội.

Để thu hút vốn nói riêng, tăng cường hiệu quả các dự án FDI thì việc thu hút vốn FDI

phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của từng địa phương, từng vùng

và cả nước. Từ đó giúp gia tăng số lượng và chất lượng các dự án đầu tư. Ví dụ như trường hợp Việt Nam trước đây, đã tìm mọi cách để thu hút vốn FDI càng nhiều càng tốt, thu hút bằng mọi giánên chỉ gia tăng về số lượng các dự án, về vốn đăng ký, vốn thực hiện, đối tác đầu tư,… mà chưa chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của vốn FDI

nên kết quả chưa cao. Tuy nhiên, khi sang giai đoạn mới, việc tiếp tục tìm các biện pháp thu hút vốn FDI để phát triển vẫn là điều tất yếu nhưng đã theo cách tiếp cận mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế, quan trọng về số lượng nhưng phải chú trọng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn FDI. Việt Nam đã xây dựng hệ thống luật pháp phù hợp với các thông lệ quốc tế để khuyến khích thu hút vốn FDI với việc bảo vệ lợi ích chính đáng của NĐT nước ngoài, đồng thời còn nâng cao hiệu quả điều tiết của Nhà nước và hiệu quả sử dụng vốn FDI để bảo đảm lợi ích quốc gia.

12Keynes đưa ra cách tính tổng quát về GDP theo công thức: GDP = C + I + G + NX. Trong đó, C là tiêu dùng, I là đầu tư (khuvực doanh nghiệp); G là chi tiêu của Chính phủ; NX là xuất khẩu ròng. Nền kinh tế có 4 tác nhân chính là: Người tiêu dùng, Doanh nghiệp, Chính phủ và Người nước ngoài.

Việc tăng cường thu hút vốn FDI cần được xem xét dưới giác độ phù hợp với mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội của một quốc gia, của từng ngành, vùng lãnh thổ và địa

phương. Do đó, khi thu hút vốn FDI cần quan tâm đến một số vấn đề như: (i) Thu hút

vốn FDI phảiphù hợp với quy hoạch ngành, định hướng phát triển của vùng lãnh thổ và địaphương; (ii) Các dự án FDI cần đưa lại lợi ích cụ thể cho từng địa phương; (iii) Các dự án FDI cần được xem xét trên các góc độ như: có làm tổn hại đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân hay không,...

Bên cạnh đó, khi thu hút vốn FDI cần phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng. Về góc độ kinh tế, hiệu quả của vốn FDI được phản ánh thông qua tác động hay đóng góp đến sự phát triển thị trường trong nước, đóng góp vào NSNN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội, mức tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán,…Về góc độ xã hội, hiệu quả FDI thể hiện ở việc tạo ra nhiều việc làm đối với người lao động, không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, chuyển giá và rửa

tiền, bảo đảm đạo đức kinh doanh, giảm thiểu buôn lậu,…

Ngoài ra, việc thu hút vốn FDI vào địa phương phải tránh chạy theo quy mô, tốc độ, thu hút bằng mọi giá mà phải chú trọng kết hợp đến hiệu quả sử dụng vốn FDI với mục đích gắn kết với sự phát triển nhanh và bền vững, giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.

Tóm lại, thu hút đầu tư là việc tạo ra môi trường, điều kiện đầu tư thuận lợi, cuốn hút, hấp dẫn; đồng thời tiến hành các hoạt động quảng bá, giới thiệu, khuyến khích, động viên để các NĐT thấy hiệu quả nếu tiến hành đầu tư; phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tác động tiêu cực của đầu tư đối với tình hình kinh tế, xã hội; từ đó lôi cuốn ngày càng nhiều các chủ thể đến thực hiện hoạt động đầu tư trên phạm vi địa bàn lãnh thổ, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả NĐT và cộng đồng, địa phương sở tại; thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)