Để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài FDI vào tỉnh Quảng Ninh, trong thời gian tới, tỉnh cần thực hiện việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Tỉnh cần có các chính sách khuyến
khích xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động thương mại để mở rộng thị trường, nhanh chóng ban hành và hướng dẫn triển khai Luật cạnh tranh, Luật chống đầu cơ, Luật chống độc quyền, Luật bảo hộ và sở hữu trí tuệ và thực thi nghiêm túc các luật này để lành mạnh hoá thị trường trong nước. Xử lý nghiêm hiện tượng tiêu thụ hàng giả, hàng lậu trên thị trường, thực hiện các biện pháp kích cầu để mở rộng sức mua qua đó khuyến khích tăng cường mở rộng đầu tư.
Bên cạnh đó, tỉnh cần quan tâm, định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp có vốn FDI cả từ thị trường “đầu vào” lẫn thị trường “đầu ra”. Đối với thị trường “đầu vào”, cần chọn nước có khả năng cung cấp các loại máy móc, thiết bị, công nghệ thế hệ mới, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. Đối với thị trường “đầu ra”, cần chú trọng mở rộng tiêu thụ sản phẩm cả ở thị trường trong nước và nước
ngoài. Cần khai thác thế mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm và
mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩmxuất khẩu, các giải pháp cần được thực hiện là:
Tỉnh cũng cần khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đã chế biến sâu, chế biến tinh, các sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt là những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam và Hà Nội (thông qua các ưu đãi về thuế, về việc đơn giản hoá các thủ tục hải quan).
Không những thế, tỉnh cần hỗ trợ thị trường trong nước để khuyến khích các nhà
ĐTNN, đầu tư vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thông qua các giải pháp cụ thể sau:
Một là, tỉnh cần xác định cụ thể các ngành nghề, lĩnh vực được ưu tiên (chú trọng những ngành nghề tạo ra tiềm lực công nghệ cho đất nước nhưchế tạo cơ khí, tin học, hoá chất cơ bản, và những ngành nghề mà chúng ta có tiềm lực lớn, nhưng do thiếu vốn nên chưa phát huy được như các ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên). Bằng cách giảm bớt nhập khẩu những mặt
hàng nhưô tô, xe máy, đồ điện tử,... và các hàng hoá mà chúng ta có khả năng lắp ráp, chế tạo trong nước cũng góp phần vào khuyến khích các nhà đầu tư, tăng cường các hoạt động của mình ở Việt Nam cũng nhưHà Nội.
Hai là, tỉnh cần sử dụng thuế như một công cụ hữu hiệu để bảo hộ thị trường trong nước. Cụ thể: nên áp dụng thuế nhập khẩu có phân phân biệt đối với các hàng hóa nhập qua cửa khẩu, những sản phẩm nhập khẩu có giá bán quá thấp so với giá thông thường trên thị trường (do được chính phủ nước đó trợ giá), phải chịu mức thuế cao hơn các sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước hay nhập từ nước khác có giá phù hợp. Cũng có thể bảo hộ thị trường nội địa bằng các công cụ phi thuế quan, như qui
định hạn ngạch nhập khẩu, tăng cường chống buôn lậu, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tuyên truyền vận động người tiêu dùng sửdụng hàng hoá sản xuất trong nước.
Ba là, tỉnh cần thận trọng trong việc áp dụng chính sách bảo hộ đầu tư vì nó giống như con dao hai lưỡi: Nếu chọn đúng đối tượng cần bảo hộ với mức độ và thời gian thích hợp sẽ bảo vệ tốt được sản xuất trong nước, đồng thời tạo sự cạnh tranh lành mạnh
giữa các nhà đầu tư. Ngược lại, nếu bảo hộ những ngành, sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh với thời gian kéo dài sẽ dẫn đến sự trì trệ và suy thoái ngành sản xuất đó.
Cần coi chính sách bảo hộ như một công cụ để điều tiết nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, không nên coi đó như rào cản để bảo vệ sản xuất trong nước và biện pháp thu
ngân sách.
Bốn là, tỉnh cần thực hiện đảm bảo đối xử công bằng, bình đẳng, minh bạch giữa các nhà đầu tư trong mọi lĩnh vực kinh tế nhưxuất, nhập khẩu, tham gia tín dụng.
Ngoài ra, tỉnh cần quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài bị thua
lỗ, do việc bán sản phẩm dưới giá thành kéo dài vì độngcơ không lành mạnh, cần phải được xử lý thông qua qui trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt tài chính.