Môi trường chính trị có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút đầu tư trực tiếp FDI.
Bởi lẽ, môi trường chính trị ổn định sẽ tạo cho các NĐT yên tâm khi tìm kiếm cơ hội làm ăn và định cư lâu dài. Một số nước đang phát triển ở châu Á như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc,... có tình hình chính trị khá ổn định đã khiến các NĐT nước ngoài vào đầu tư, thu hút được một lượng lớn vốn FDI. Ngược lại, nếu môi trường chính trị không ổn định thì khiến các NĐT e ngại, đầu tư cầm chừng hoặc không đầu tư do sợ gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh và phá sản. Các nước châu Phi hay một số nước khủng hoảng chính trị ở Châu Á như: Iran, Irac...có nguồn vốn đầu tư FDI rất nhỏ bởi ở đây liên tục xảy ra những cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực giữa các phe phái.
Theo nghiên cứu của Stevens G. (2000)19, những yếu tố mang tính rủi ro chính trị ảnh hưởng đến ĐTNN như: sự kiểm soát ngoại hối và hạn chế lượng lợi nhuận chuyển về công ty mẹ; sự mất giá của tiền tệ do sử dụng hệ thống tỷ giá cố định; những hành động đặc biệt của Chính phru ảnh hưởng đến ĐTNN; thời gian một Chính phủ cầm quyền; Pháp chế không phù hợp; Khủng hoảng nợ. Trong một nghiên cứu khác,
Wallace C.D.20, chính sách thuế đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Đồng thời, rủi ro chính trị cũng là yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của các công.
19 Stevens G. Politics, Economics and Investment: Explaining plant and equipment spending by US direct investors in Argentina, Brazil and Mexico. Journal of International Money and Finance, Vol.19, 2000, pp.4. 20 Wallace C.D. Foreign direct investment in the 1990s. A new climate in the Third World, Rordrech – Martinus
Hình 1.1 Những yếu tố tạo nên rủi ro chính trị
(Nguồn: Dan Haendel (1979))21
Tóm lại, môi trường chính trị không chỉ tạo sự ổn định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội mà con có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra quyết định của các nhà đầu tư, tức là ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút nguồn vốn FDI.