Khucông nghiệpvà sự cần thiết hình thành khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 27 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.1. Lý luận về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp

1.1.4. Khucông nghiệpvà sự cần thiết hình thành khu công nghiệp

1.1.4.1. Khu công nghiệp

Khu công nghiệp là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp thường được chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.

Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 13/4/2008 của Chính phủ, KCN định nghĩa như sau: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành

lập theo điều kiện, trình tự và thủ tich theo quy định của Pháp luật”.

Theo Điều 3, khoản 11, Luật Đầu tư 2014 thì: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”.

Như vậy, khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”.

1.1.4.2. Các đặc trưng chủ yếu của khu công nghiệp

KCN trong giai đoạn hiện nay được hiểu là khu vực tập trung của các doanh nghiệp công nghiệp trong một khu vực có ranh giới xác định, sử dụng chung kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Về nguyên lý thì các doanh nghiệp trong KCN có ưu thế tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nên giá thuê hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội sẽ rẻ hơn so với đầu tư ở khu vực khác. KCN là bộ phận không thể tách rời và không thể thiếu của một quốc gia, là nhân tố quan trọng phát triển kinh tế -xã hội được chính phủ nước đó cho phép hoặc cho ngừng xây dựng và phát triển [16].

Đây là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, thương mại dịch vụ, đầu tư trên cơ sở các chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách tài chính - tiền tệ, môi trường đầu tư…

Là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách hướng ngoại, thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các loại hình kinh doanh, sản xuất, phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính sách kinh tế - xã hội mở cửa của một đất nước.

KCN có Ban quản lý chung thống nhất, thực hiện các quy chế quản lý thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi và hiệu suất tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động. Ban quản lý các KCN cấp tỉnh là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Khả năng hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp với nhau trong KCN là rất thuận lợi vì chúng nằm trong một tiểu vùng cho nên trong quá trình phát triển ở KCN dễ đạt hiệu quả cao.

Với những đặc trưng trên có thể thấy KCN là khu vực đặc biệt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, áp dụng công nghệ mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, sử dụng có hiệu quả nguốn vốn đầu tư vào những ngành, những vùng kinh tế trọng điểm.

1.1.4.3. Sự cần thiết hình thành các khu công nghiệp

Khu công nghiệp là công cụ thu hút vốn đầu tư, ở Việt Nam hiện nay việc xây dựng các KCN là con đường thu hút đầu tư nhanh chóng. Bởi vì, trong những ranh giới xác định của KCN, nhà nước có thể tập trung nguồn lực của mình nhằm tạo ra kết cấu hạ tầng hiện đại, tạo điều kiện giảm bớt chi phí, rủi ro ban đầu cho nhà đầu tư, từ đó khuyến khích họ bỏ vốn đầu tư vào KCN. Nhà nước có thể thi hành những hệ thống ưu đãi có chọn lựa khác nhau để thu hút các nhà đầu tư trong khi chưa cải cách ngay được hệ thống chính sách chung

Xây dựng các KCN cũng chính là chủ trương huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực. Việc cho phép thực thi đa dạng các mô hình kinh doanh hạ tầng KCN (DN 100% vốn đầu đầu tư nước ngoài, DN liên doanh, DN nhà nước), Việt Nam muốn tập trung mối quan hệ quốc tế của chủ đầu tư nước ngoài trong việc kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện cho các DN nhà nước sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách để thúc đẩy quá trinh CNH, HĐH đất nước.

Ngoài ra, KCN được xây dựng theo chiều dọc là nơi có điều kiện thuận lợi như: đất trống, gần bến cảng, hạ tầng giao thông tốt, mạng lưới điện đảm bảo cho nhà đầu tư có thể xây dựng và vận hành các nhà máy. Khi KCN được đảm bảo về kết cấu hạ tầng thì sẽ giảm chi phí khi đầu tư tạo sự yêu tâm cho nhà đầu tư. Việc bố trí các nhà máy theo chiều dọc và tập trung vào một khu vực nên các DN dễ dàng giải quyết đầu vào và đầu ra với chi phí thấp. Từ đó, các DN trong KCN sẽ có điều kiện thuận lợi để đạt dược mục tiêu lợi nhuận hơn bên ngoài KCN nên KCN sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư, nguồn vốn đầu tư sẽ đổ nhiều hơn vào các KCN.

Khu công nghiệp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, KCN được sử dụng như một công cụ để điều chỉnh cơ cấu kinh tế vùng, khai thác vùng có giá trị kinh tế cao đồng thời tạo điều kiện cho các vùng khó khăn hơn xây dựng được cơ sở công nghiệp của mình. KCN phát triển kéo theo sự phát

triển mạnh của các ngành CN, dịch vụ, những vùng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả thấp sẽ được chuyển dịch sang xây dựng KCN để sản xuất CN có hiệu quả cao hơn rất nhiều tạo đà phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Sự phát triển của các KCN góp phần to lớn vào sự hình thành các khu đô thị mới với hàng loạt các ngành dịch vụ phát triển ăn theo như: thông tin liên lạc, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải và thương mại. Từ đó, cơ cấu GDP của nền kinh tế quốc dân có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị ngành CN và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp. Đây là xu hướng phù hợp với quá trình CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Khu công nghiệp là đầu mối tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân lực,các DN hoạt động trong các KCN hầu hết là các DN mới thành lập, nên đã thu hút được một lực lượng lao động lớn vào làm việc. Thông thường việc giải quyết việc làm tại các KCN được thông qua các giai đoạn: Lúc mới hình thành các KCN thu hút lao động từ các ngành xây dựng để đáp ứng việc san lấp và giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị. Giai đoạn kế tiếp là thu hút đáng kể lực lượng lao động theo tính chất ngành nghề thuộc lĩnh vực đầu tư. KCN còn tham gia vào việc đào tạo đội ngũ các nhà quản lý có kỹ năng và trình độ cao để tiếp thu với công nghệ sản xuất và công nghệ quản trị tiên tiến, dần hình thành tác phong công nghiệp. Chính điều đó, KCN là nơi đào tạo và xây dựng tổ chức đội ngũ những người lao động có tay nghề và trình độ cao, góp phần to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tạo ra cơ chế quản lý mô hình mới, tạo tiền đề trong tiến hành hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế và ổn định thị trường ngoại hối.

Khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận, chuyển giao và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến,hình thành các KCN sẽ tạo ra tiền đề tiếp nhận những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nhất của thế giới để từ đó áp dụng vào sản xuất những sản phẩm có chất lượng. Những thành tựu khoa học công nghệ khi đưa vào sản xuất tại các KCN sẽ đem đến nhiều thuận lợi hơn hẳn với các DN sản xuất kinh doanh phân tán, rải rác ở các khu vực dân cư, khu vực văn hóa. Bởi vì trong KCN, các nhà đầu tư được hưởng một số quy chế ưu đãi nhất định và đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thương mại quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ áp dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, tạo điều kiện để tiếp nhận, chuyển giao và đưa những công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào trong nước để đầu tư sản xuất. Chính nhờ đó, nước ta có thể tiếp nhận được những thành quả khoa học và công nghệ của nhân loại một cách nhanh chóng, vận dụng chúng thành công nhất vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội.

Khu công nghiệp góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp, những cơ sở CN ở thành phố và khu vực dân cư không có khả năng xử lý ô nhiễm môi trường sẽ được di dời vào KCN, đồng thời hạn chế xây dựng các cơ sở CN mới xen lẫn với khu dân cư. KCN tập trung sẽ giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp của các đô thị với tác động bất lợi của sản xuất công nghiệp như: tiếng ồn, khói bụi, bức xạ…Ngoài ra, sự tập trung các DN sản xuất CN vào một địa điểm xác định, Ban quản lý các KCN sẽ kiểm soát tốt hơn mức độ ô nhiễm của các DN để có giải pháp thích họp. Về phía mình các DN công nghiệp cũng sẽ có điều kiện phòng chống ô nhiễm môi trường với chi phí ít nhất do sử dụng lại phế thải của nhau, do có sự liên kết xử lý ô nhiễm và sự hỗ trợ tập trung của Nhà nước.

Hơn nữa, KCN được sử dụng các biện pháp triệt để trong việc xử lý môi trường ngay từ khâu quy hoạch. Trong KCN, các DN buộc phải có hệ thống xử lý nước thải, chất thải cục bộ đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống chung. Mỗi KCN phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung và được đầu tư xây dựng song song với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường trong toàn KCN đang thực hiện tốt hơn các cơ sở CN nằm rải rác ở nhiều khu vực khác nhau.

Ngoài ra khu công nghiệp còn đem lại những mặt tích cực sau:

- KCN là mô hình quản lý đặc biệt, mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp hiện đại, có hiệu quả. Và là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước.

- KCN cho phép khắc phục được những yếu kém về kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội trên những vùng rộng lớn của cả nước.

- KCN tạo khả năng áp dụng một hệ thống luật pháp nhất định nhằm đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài trên một địa bàn giới hạn.

cực về mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường... đối với địa phương, khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)