Những vấn đề đặt ra cho tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Những vấn đề đặt ra cho tỉnh Quảng Trị

Thứ nhất, sự nhất quán về chủ trương chính sách, trong việc thu hút vốn các KCN trong kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả hoạt động các KCN thời gian tới. Sự nhất quán này đã thể hiện rõ nét bằng các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Đề án phát triển công nghiệp của UBND tỉnh, nay cần phải được tiếp tục quán triệt để cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng chia sẻ, đồng tâm hiệp lực với Ban Quản lý các KCN.

Thứ hai,quá trình xây dựng các KCN phải đồng bộ với quá trình tái định cư, hình thành đô thị hoá và cung ứng đầy đủ dịch vụ, tiện ích. Quy hoạch phát triển KCN phải gắn liền với qui hoạch khu tái định cư, từ đó sẽ dần tạo ra những đô thị công nghiệp, góp phần giảm các áp lực xã hội (hệ thống an sinh, nhà ở, việc làm, dịch vụ,…) trong quá trình phát triển của các KCN.

Thứ ba, qui hoạch và phát triển KCN phải gắn liền với phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển ngày càng cao của các doanh nghiệp KCN.

Thứ tư, phát triển KCN phải gắn liền với công tác đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội. Cần thiết có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý, Chủ đầu tư KCN với chính quyền huyện thị, xã phường, ngành công an, quân đội trong việc ổn định an ninh xã hội tại địa bàn có KCN.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện, cải tiến cơ chế một cửa, liên thông là một nhân tố quan trọng trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển KCN, là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình quản lý KCN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn phân tích đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016. Đến 31/12/2016, các KCN tỉnh Quảng Trị (khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang, khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá) đã thu hút được 58 trong đó có 56 dự án trong nước và 2 dự án nước ngoài đầu tư, với tổng vốn trên 11.579 tỷ đồng, sử dụng 522 ha đất công nghiệp tương ứng với tỷ lệ lấp đầy 69,07%, hàng năm tạo ra giá trị SXCN hàng ngàn tỷ đồng. Các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị đã thu hút được một khối lượng lớn vốn đầu tư của các nhà đầu tư thứ cấp. Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế như số lượng các dự án đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị còn khá khiêm tốn, quy mô dự án thấp, tiến độ triển khai các dự án còn chậm; Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư vào đây. Hạn chế về cơ chế, chính sách không thông thoáng, thiếu tính minh bạch làm hạn chế tính chủ động và tiến độ cấp phép dự án đầu tư. Hệ thống cung cấp thông tin để các nhà đầu tư nghiên cứu cũng chưa đầy đủ, chưa kịp thời; Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng. Bên cạnh đó luận văn tiến hành khảo sát tổ chức doanh nghiệp hiện đang đầu tư kinh doanh hoặc trực tiếp tham gia vào công tác quản lý doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở thời điểm hiện tại các nhân tố ảnh hưởng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị được đo lường bằng 5 yếu tố sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp: (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Nguồn nhân lực; (3) Tính minh bạch của thông tin; (4) Môi trường pháp lý; (5) Môi trường dịch vụ công. Đó là các yếu tố có vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy, đây chính là cơ sở đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Trị.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh quảng trị (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)